Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Khi mạng xã hội trở thành chuyên gia

14/05/2020 07:47

Kinhte&Xahoi Nuôi con thời 4.0; Nuôi con không phải là cuộc chiến; Dạy con theo cách người Do Thái… hàng trăm hội nhóm trên mạng xã hội đang dần trở thành những “chuyên gia’ đối với nhiều bậc cha mẹ hiện đại.

Bên cạnh những thông tin có ích thì những cách nuôi dạy con không giống ai cũng được các hội nhóm này tuyên truyền, gây sai lệch về nhận thức của người khác và dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc. Khi mạng xã hội làm thay chức năng của bác sĩ Bệnh viện Nhi cũng là lúc con trẻ phải đối mặt với nguy hiểm do chính cha mẹ chúng tạo nên.

Trăm sự đều nhờ “chuyên gia mạng”

Chơi, ăn, ngủ, học, sức khỏe… mọi vấn đề khó khăn, thắc mắc liên quan tới việc nuôi dạy đều được nhiều bậc phụ huynh chia sẻ vào các nhóm (group), trang (page) trên mạng xã hội Facebook, Google. Từ chuyện nhỏ như con bao nhiêu tháng tuổi thì nên cho ngồi bô đi vệ sinh tới việc hệ trọng về việc con ốm, nhiều bà mẹ đều lựa chọn tìm đến các “chuyên gia mạng” để tìm cách giải quyết.

Chỉ vài phút sau dòng trạng thái thắc mắc, mỗi phụ huynh có thể nhận lại hàng chục, hàng trăm lời khuyên khác nhau. Chị Nguyễn Quỳnh Chi (quận Đống Đa, Hà Nội), bà mẹ hai con này là thành viên quen thuộc của khá nhiều hội nhóm “bỉm sữa” trên Facebook. Chị Quỳnh Chi cho biết, kể từ khi tham gia các hội nhóm này, mọi việc nuôi dạy con chị đều vào hỏi ý kiến của nhiều phụ huynh rồi mới quyết định.

Tất tần tật các kinh nghiệm từ học hành, đào tạo kỹ năng sống đến chữa bệnh cho trẻ đều có trên mạng xã hội.

Từ đó, chị Quỳnh Chi tin tưởng mình có thể nuôi con khỏe mạnh mà không cần tới thuốc Tây hay đi bác sĩ lúc ốm đau. Theo ghi nhận của phóng viên, không chỉ chuyện đau ốm, ngay cả những sinh hoạt rất đỗi bình thường của con trẻ như khóc vào buổi sáng, xi tè, đồ chơi... đều được nhiều bà mẹ đặt câu hỏi trong các nhóm này.Bởi vậy, lâu nay chị hầu như không đưa con đến bệnh viện hay gọi điện hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề sức khỏe của con mình. Ví dụ, nếu bé chẳng may bị ốm, có những biểu hiện nghi bị sốt, ho chị chỉ cần đăng bài hỏi. Lập tức có hàng chục lời khuyên được gửi tới chị Quỳnh Chi từ áp dụng các bài thuốc dân gian như dùng chanh và mật ong của Việt Nam tới các mẹo vặt của các bà mẹ Nhật, Mỹ… Không biết có phải do may mắn hay những phương pháp của các “chuyên gia mạng” thực sự phù hợp, sau khi áp dụng hàng loạt các kinh nghiệm được tư vấn con chị Quỳnh Chi khỏi bệnh.

 Một bệnh nhi suýt mất mạng vì được mẹ chữa bệnh theo hướng dẫn trên mạng xã hội.

Điều này là tốt, nhưng nếu người tham gia không có cái nhìn tỉnh táo, chọn lọc thông tin, áp dụng máy móc, không phù hợp với con mình thì sẽ rất dễ tạo ra những tác dụng ngược. Trên thực tế, nhiều năm trở lại đây, các trang, nhóm trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các phương pháp nuôi con một cách cực đoan.Và theo đó, hàng loạt phương pháp nuôi dạy con theo người nước ngoài như Nhật, Do Thái, phương pháp EASY… cũng tràn ngập khắp Facebook, Google. Trên thực tế, các diễn đàn hay hội nhóm trên mạng xã hội đều có chung mục đích đúng đắn đó là muốn đưa các gia đình có con nhỏ kết nối với nhau để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc con cái.

Điều đáng ngạc nhiên là các bà mẹ tuyên truyền này lại nhận được một lượng lớn người ủng hộ và sức ảnh hưởng của họ cũng không hề nhỏ. Lấy ví dụ, cách đây không lâu, một nhóm các ông bố bà mẹ ủng hộ phong trào “tẩy chay” vacxin. Rất nhiều bài viết, clip và các phương tiện khác đã được các hội nhóm này sử dụng để tuyên truyền rằng, không cần tiêm vacxin bản thân các con cũng có sức đề kháng trước nhiều căn bệnh.

Ngược lại, việc xuất hiện nhiều câu chuyện về vacxin hết hạn, tiêm vacxin trẻ bị sốt, bị tử vong… càng khiến nhiều bậc phụ huynh ủng hộ trào lưu này.  Tuy nhiên, ngược đời hơn rằng, riêng vấn đề về vacxin dù không “tẩy chay” nhưng nhiều hội nhóm lại tuyên truyền việc sử dụng văcxin khô thay vì đến các cơ sở y tế để cho trẻ.

Được biết, đây là một loại vacxin nhập từ nước ngoài, các bậc cha mẹ sẽ mua về và tự cho con uống tại nhà. Ngoài ra, theo ghi nhận của phóng viên, hàng loạt phong trào sinh, nuôi dạy con tiêu cực khác vẫn đang tồn tại như sinh và nuôi con thuận tự nhiên, chỉ nuôi con bằng sữa mẹ nói không với các loại sữa động vật, sữa bột… 

Hậu quả khôn lường

Việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp nuôi dạy con hiện đại để con có một cuộc sống và tương lai tốt là mong muốn vô cùng chính đáng của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, giữa ma trận các phương pháp hiện đại, sự không sáng suốt trong việc lựa chọn đã khiến nhiều bậc cha mẹ phải hối hận do trót tin các trào lưu cực đoan, hoặc bản thân áp dụng không phù hợp.

Điển hình như loại “văcxin khô” Influenzinum mà hiện nay nhiều bậc cha mẹ Việt đang mua để cho con sử dụng thực chất không hề có tác dụng điều trị bệnh cảm cho trẻ như những lời quảng cáo, tuyên truyền. Năm 2002, một nghiên cứu công bố trên tạp chí British Journal of Clinical Pharmacology cho thấy những nghiên cứu danh giá trước đó về VLĐC cung cấp được rất ít bằng chứng thuyết phục về hiệu quả điều trị.

Thế nhưng, cú giáng đau nhất vào “văcxin khô” Influenzinum chính là nghiên cứu trên tạp chí nổi tiếng Lancet vào năm 2005, cho thấy tác dụng của nó không khác gì tác dụng của giả dược – bệnh nhân lành bệnh chẳng qua là do họ tin, hoặc ăn may nhờ quá trình bệnh tự khỏi.

Giải đáp thắc mắc về vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, ông cho biết: “Chỉ là trò quảng cáo! Nó làm bằng cây cỏ, có phải vắcxin đâu. Đó là sản phẩm của vi lượng đồng căn, một dạng y học không chính thống”. Và ngay cả liên đoàn Hiệp hội vi lượng đồng căn Pháp, đất nước làm ra Influenzinum, cũng thừa nhận…

“Đây không phải vắcxin”. Đáng chú ý, trên thế giới đã có nhiều ca tai biến nghiêm trọng như co giật, thậm chí tử vong liên quan đến vi lượng đồng căn đã được ghi nhận. Năm 2006, 340 khách hàng Mỹ sử dụng một loại gel xịt mũi vi lượng đồng căn dùng trong bệnh cảm lạnh đã đâm đơn kiện đòi bồi thường 12 triệu USD, vì tác dụng phụ của sản phẩm này.

Còn tại Việt Nam, đã có không ít trường hợp đáng tiếc khi bố mẹ nuôi con theo lời khuyên của các “bác sĩ mạng”. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, có đến 60 – 70% các bà mẹ trước khi đưa con đến bác sĩ đã tùy ý cho trẻ uống một loại  thuốc nào đó mà theo họ là tư vấn của bạn hoặc cộng đồng mạng.

“Không ít bà mẹ thấy con chảy nước mũi, ho, sốt, thay vì đưa con đến các cơ sở khám bệnh lại lên mạng hỏi ý kiến của người khác. Sau đó yên tâm với hàng loạt gợi ý của các “tiền bối” nên có nhiều đứa trẻ nhập viện đã rơi vào tình trạng nguy hiểm”, TS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết. Khi còn công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, có lần TS. Nguyễn Tiến Dũng đã phải cấp cứu cho một bệnh nhi 7 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp do hen dị ứng sau khi được mẹ và “bác sĩ mạng” điều trị gần 1 tuần.

Theo mẹ cháu bé, thấy con húng hắng ho, chị lên một hội nhóm hỏi về các triệu chứng, kể bệnh trên diễn đàn rồi cho con uống và xông thuốc theo kinh nghiệm của những bà mẹ khác. Sau một lần cho con uống thuốc theo hướng dẫn, bất ngờ bé lên cơn ho dữ dội, người tím tái, khó thở… Lúc này, cả nhà mới cuống cuồng đưa bé vào bệnh viện.

“Bác sĩ mạng” “Chuyên gia mạng” thực tế đã giúp nhiều người bổ sung kiến thức về chăm sức sức khỏe, phương pháp nuôi dạy con, theo TS. Nguyễn Tiến Dũng chỉ nên tham khảo. Bởi mỗi cơ thể, sức khỏe, tính cách của từng đứa trẻ là khác nhau. Do đó, nếu con ốm thì nên tìm tới các bệnh viện, lời khuyên của bác sĩ. Do đó, việc áp dụng quá máy móc một phương pháp nuôi dạy con nào đó các bậc cha mẹ cũng sẽ đối mặt với nguy cơ đánh mất đứa con của mình.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Công an Hà Nội đấu tranh quyết liệt với tội phạm, tệ nạn xã hội trong mùa dịch Covid 19

Trong thời điểm cả nước đang tập trung, nỗ lực phòng chống dịch bệnh, Công an Hà Nội cùng với nhiệm vụ tham gia phòng chống dịch bệnh đã mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội có liên quan đến dịch bệnh Covid 19. Đợt cao điểm này được triển khai thực hiện từ 15.4 đến 14.6.2020. Sau hơn 20 ngày mở đợt cao điểm, Công an thuộc các đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đã liên tiếp đấu tranh, khám phá nhiều vụ án về hình sự, kinh tế, ma túy.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/khi-mang-xa-hoi-tro-thanh-chuyen-gia-d124390.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com