Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Tuy nhiên, với sự kỳ thị, bới móc đời tư người mắc Covid-19 sẽ khiến người bệnh e ngại, khai báo hạn chế, dẫn đến khó kiểm soát người nghi nhiễm.

Lan truyền thông tin thất thiệt

Theo thông tin từ Bộ Công an, những ngày qua đã lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân số 21 nhiễm Covid-19. Các đối tượng bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có bồ nhí, con riêng, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội.

 Cán bộ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an làm việc với người đưa tin bịa đặt, xuyên tạc.

Cùng với việc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng tung tin xuyên tạc tình hình về dịch bệnh Covid-19, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã phối hợp với Công an TP Hà Nội và các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác minh, xử lý một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt về bệnh nhân này. Điển hình như Võ Thị Thanh Thủy (SN 1986, trú tại quận Bắc Từ Liêm), Doãn Thị Kim Phượng (SN 1958, trú tại quận Hoàn Kiếm) và Nguyễn Thị Vân (SN 1994, trú tại Đông Anh…
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn, thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của bệnh nhân N.Q.T. Các đơn vị chức năng của Bộ Công an căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của các đối tượng để xem xét hình thức xử lý.
Theo thống kê của lực lượng công an, kể từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19 đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong số này, có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc sai sự thật, kỳ thị thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.

Có thể xử lý hình sự

Theo các chuyên gia luật, người mắc Covid-19 là những bệnh nhân, nạn nhân của bệnh dịch toàn cầu. Khi họ mắc bệnh, cũng như bao người bệnh khác phải chịu tổn hại về sức khỏe, tâm lý. Trong khi cả hệ thống y tế đang ra sức chữa trị thì cộng đồng đừng vì thế mà gây sức ép, gắn cho họ thêm căn bệnh tinh thần không đáng có, đây là hành vi đáng lên án.

Về phía người nhiễm virus SARS-CoV-2, nếu e ngại, sợ hãi dẫn đến khai báo hạn chế, thiếu trung thực, dẫn đến khó kiểm soát người nghi nhiễm. Những trường hợp khai báo gian dối, dẫn đến lây lan bệnh dịch thì việc này sẽ có cơ quan chức năng xử lý theo quy định tùy theo mức độ vi phạm.

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối cho hay, pháp luật nghiêm cấm lợi dụng tình trạng dịch bệnh để lấy thông tin cá nhân nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Tùy vào hành vi, mục đích hành vi cụ thể có thể xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự về các tội làm nhục người khác, vu khống…

“Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác".

Ngoài ra, nếu hành vi này nghiêm trọng, đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội làm nhục người khác, có thể bị phạt tù lên đến 5 năm.

 

"Các thông tin cần công khai chỉ phục vụ mục đích phòng chống dịch là thông tin về tình trạng sức khỏe, tiếp xúc người xung quanh, đi lại qua các vùng kiểm dịch. Còn các thông tin cá nhân, đời tư khác thì hoàn toàn thuộc quyền sở hữu riêng của các cá nhân. Nếu thông tin đó vi phạm pháp luật thì thuộc cơ quan điều tra xác minh, làm rõ." - Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cảm xúc của người dân Hà Nội khi lần đầu thử buồng khử khuẩn toàn thân

Hơn một tuần trôi qua, kể từ khi Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường kết hợp với Trường ĐH Bách Khoa thử nghiệm buồng khử khuẩn toàn thân. Nhiều người dân Hà Nội đến dùng thử và tỏ ra an tâm hơn trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Mô hình buồng khử khuẩn này hiện đang trong quá trình thử nghiệm và sẽ được nhân rộng thời gian tới.

Hướng dẫn 10 bước khai báo y tế tự nguyện bằng ứng dụng NCOVI

Bắt đầu từ ngày 10-3, toàn quốc thực hiện khai báo sức khỏe tự nguyện thông qua ứng dụng điện thoại NCOVI. Bộ Y tế khuyến khích người dân sử dụng ứng dụng này để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế, cùng chung tay phòng, chống dịch Covid-19. Ứng dụng NCOVI được thiết kế trực quan và rất dễ sử dụng. Cùng tìm hiều cách sử dụng ứng dụng này trong clip sau.

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/ky-thi-nguoi-mac-covid-19-co-the-phat-tu-len-den-5-nam-377979.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com