Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

“Mang tiền về cho mẹ”: Áp lực hay động lực cho người trẻ?

15/01/2022 09:06

Kinhte&Xahoi Thời gian gần đây, bài hát mới của Đen Vâu “Mang tiền về cho mẹ” đã tạo được ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, đặc biệt là người trẻ.

Hình ảnh trong MV Mang tiền về cho mẹ - Đen Vâu và Nguyên Thảo.

Sản phẩm âm nhạc “Mang tiền về cho mẹ” của Rapper Đen Vâu được ra mắt đã nhanh chóng tạo "cơn sốt" trên các trang mạng xã hội bởi nội dung ý nghĩa và sự độc đáo, khác lạ. Bài hát đã chạm đến nỗi lòng và làm dấy lên nhiều suy nghĩ của người trẻ ở thời điểm hiện tại.

“Mang tiền về cho mẹ” – Không phải áp lực mà chính là động lực

Là một du học sinh sống xa quê hương, Vũ Thị Chi - sinh viên ngành Kế toán tại Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Đức Minh (Đài Loan, Trung Quốc) xúc động chia sẻ:

“Mang tiền về cho mẹ” - nghe thì có chút gì đó hơi thẳng thắn, mộc mạc nhưng với tôi, đó là một tên bài độc đáo và đúng với chất màu âm nhạc không ai có ngoài Đen Vâu. Khi nghe bài hát này, cảm xúc của tôi có chút lắng đọng vì từng câu từ trong bài tuy đơn thuần nhưng lại thấm sâu vào trái tim của một người con xa quê nhà như tôi. Nó khiến tôi đột nhiên nhớ mẹ nhiều hơn, nhớ tới sự vất vả mà không một lời than vãn của mẹ. Và điều này lại càng thêm thôi thúc tôi phải cố gắng hơn nữa để vững vàng bước qua mọi khó khăn, đem thành công về cho cha mẹ và gia đình.

Vũ Thị Chi - sinh viên ngành Kế toán tại Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Đức Minh (Đài Loan, Trung Quốc)

Tôi biết sau khi bài hát được phát hành, câu nói “Đem tiền về cho mẹ” đã tạo nên rất nhiều ý kiến khác nhau và trở thành câu nói “viral” ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là trong giới trẻ. Và có thể nhiều người sẽ nghĩ, những du học sinh như tôi sẽ thấy áp lực hơn rất nhiều với điều này. Nhưng thật ra, khi nghe hay đọc được câu nói này, tôi không hề cảm thấy có chút áp lực nào cả. Bởi tôi chỉ coi đó là một động lực để giúp bản thân mình ngày càng mạnh mẽ và cố gắng hơn. Tôi hiểu rằng, thứ bố mẹ thật sự cần không phải là của cải, vật chất, mà đó là mong ước chúng ta có thể trưởng thành và tự chăm lo được cho chính bản thân mình”.

Không phải một người quá yêu thích âm nhạc nhưng Nguyễn Thị Phương Anh – Sinh viên ngành Quan hệ công chúng, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghe tác phẩm âm nhạc của Rapper Đen Vâu rất nhiều lần bởi quá ấn tượng với nội dung, ca từ của bài hát. Phương Anh cho biết:

“Mang tiền về cho mẹ” là một ca khúc có thông điệp đủ nặng với tôi. Nó nhắc nhở tôi phải cố gắng mỗi ngày, chăm chỉ học tập và làm việc để có được những thành quả nhất định, đền đáp cho những hy sinh, vất vả của cha mẹ. Hoặc không thì chí ít cũng phải luôn là một người công dân tốt, kiếm tiền lương thiện, chân chính, không làm các bậc sinh thành phải ưu phiền, như chính nội dung bài hát có nhắc đến: “Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ”.

Nguyễn Thị Phương Anh – Sinh viên ngành Quan hệ công chúng, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi biết ca khúc và câu nói “Mang tiền về cho mẹ” ở đây rất nhiều hàm nghĩa. Điều làm tôi thấy xúc động nhất là nó khiến tôi nhận ra hơn cả vật chất, bản thân cần là một người có trách nhiệm với chính mình, gia đình và cộng đồng. Sự phát triển lành mạnh của bản thân sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với những người tôi yêu thương. Đây chính là động lực to lớn cho tôi nỗ lực hơn mỗi ngày.

Hoặc cũng có thể ở thời điểm hiện tại, tôi chưa kết thúc việc học tập tại trường, vẫn phần nào nhận được sự đồng hành từ gia đình nên chưa có gánh nặng quá lớn về kinh tế. Song, tôi cũng mong là mình sẽ tiếp tục giữ được sự lạc quan, tiếp tục phấn đấu, sớm độc lập về tài chính và có nhiều thành tựu để cha mẹ tự hào”.

“Mang tiền về cho mẹ” và suy nghĩ từ phía phụ huynh

Tuy không thường xuyên theo dõi nhạc trẻ, đặc biệt là nhạc Rap nhưng sản phẩm âm nhạc “Mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu cũng đã để lại nhiều ấn tượng đối với chị Lê Thị Bích, cán bộ trong lĩnh vực Giáo dục. Trên cương vị của bậc làm cha làm mẹ, chị Bích chia sẻ:

“Tôi không thường theo dõi nhạc trẻ nhưng biết đến sản phẩm âm nhạc này từ chính các con của mình. Các con của tôi cũng là những bạn trẻ đang ở trong giai đoạn chập chững bước vào đời nên sau khi nghe bài hát này, các bạn ấy cũng chia sẻ nửa đùa nửa thật là cảm thấy có nhiều áp lực và mục tiêu cần thực hiện để không chỉ mang tiền mà có thể mang thật nhiều tiền về cho mẹ.

Chị Lê Thị Bích – một phụ huynh làm trong lĩnh vực Giáo dục

Tuy nhiên, với vai trò là một phụ huynh, tôi cũng đã phân tích và chia sẻ với các con rằng mặc dù ca khúc rất hay và lời bài hát truyền tải nhiều thông điệp để các con học tập nhưng các con không cần phải thấy quá áp lực với việc “Mang tiền về cho mẹ”. Các con có ý thức và động lực kiếm tiền để lo cho cha mẹ là tốt, nhưng không cần đặt nặng vấn đề này. Bởi điều mà tôi nghĩ những bậc làm cha làm mẹ kỳ vọng nhất ở con cái không phải là thứ có thể đo đếm bằng vật chất, mà đó là tình cảm chân thành từ chính các con, được nhìn thấy các con vui vẻ trưởng thành, mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn và có được hạnh phúc cho chính mình.

Như nội dung trong bài hát có đề cập đến rằng, khi các con rời xa mái nhà, sẽ trải qua rất nhiều hành trình trong đời và không phải hành trình nào cũng dễ dàng. Và quả thật, cá nhân tôi thấy các bạn trẻ hiện nay phải đối diện với rất nhiều áp lực, nhưng áp lực cũng là yếu tố cần thiết đối với những người trẻ. Song hơn tất cả, các con cần phải biết cách cân bằng cuộc sống và biến chính những áp lực thành động lực để tiếp tục vươn lên.”

 Trang Anh - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng quán tràn ra vỉa hè

Từ 6h ngày 14/10, Hà Nội cho phép hàng ăn, uống được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% công suất và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn.

Cảm xúc tháng Mười - Khúc khải hoàn của niềm vui chiến thắng

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết và đến ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, trong niềm vui hân hoan sau 9 năm kháng chiến trường kỳ của quân dân ta, đây là một trong những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/mang-tien-ve-cho-me-ap-luc-hay-dong-luc-cho-nguoi-tre-d174849.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com