Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

MC đứng ngập trong nước khi tác nghiệp: Dấn thân hay làm màu?

02/08/2018 20:33

Kinhte&Xahoi Muốn thông điệp truyền tải đi nhanh, trước hết thông điệp cần đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Tiếp đến hình ảnh gói thông điệp này phải độc đáo và ấn tượng.

Đó là quan điểm của blogger Nguyễn Ngọc Long (Truyền thông Trăng Đen) xung quanh tranh cãi về việc một MC đã đứng dưới nước ngập ngang thắt lưng để mô tả về tình trạng ngập lụt ở Chương Mỹ (Hà Nội) những ngày qua.

Vị trí đứng tác nghiệp của MC trong phóng sự truyền hình đã gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội

Trước đó, khi clip phóng viên đứng dưới nước ngập được đăng tải trên báo chí, đã có hai luồng ý kiến khác nhau về cách tác nghiệp, vị trí đứng của MC này. Luồng ý kiến thứ nhất ủng hộ cho rằng đó là sự dấn thân của phóng viên, luồng ý kiến thứ hai bày tỏ sự không đồng tình khi cho rằng MC cố tình "làm màu" bởi có nhiều cách để mô tả sự việc...

Phòng viên chuyên nghiệp là người biết bảo vệ mình và đồng nghiệp

Trao đổi điều này với phóng viên, TS. Bùi Chí Trung (giảng viên Khoa Báo chí Trường ĐH KHXH & NV) cho rằng, MC dẫn phóng sự này không nhất thiết phải đứng ngâm mình xuống nước .

Theo TS Chí Trung, có nhiều cách để minh chứng cho độ ngập bạn có thể dùng một chiều dài tương đương để so sánh độ sâu, chẳng hạn có thể lấy cái thước hay con sào để so sánh…

TS. Bùi Chí Trung (giảng viên Khoa Báo chí Trường ĐH KHXH & NV)

“Phóng viên đứng thế này hơi phản cảm, dù mong muốn là sẽ đưa ra được minh chứng về sự ngập sâu nhưng cách này theo tôi là thiếu tinh tế”, TS Chí Trung bày tỏ.

Không chỉ bàn về tính hiệu quả truyền tin, TS Chí Trung cũng chỉ ra độ an toàn khi tác nghiệp. Theo giảng viên đào tạo chuyên ngành truyền hình này “những phóng viên chuyên nghiệp là những người có ý thức bảo vệ mình và đồng nghiệp, bảo vệ phương tiện tác nghiệp. Rõ ràng, nhìn qua bức hình thì cũng có thể thấy mức độ nguy hiểm ở mức nhất định, dù chưa phải là cảnh báo thật cao nhưng cũng không thể chủ quan”.
Trả lời câu hỏi vậy phải chăng đó là sự “dấn thân” của phóng viên khi tác nghiệp, TS Chí Trung cho rằng làm báo ai cũng có cái “máu” nghề nghiệp. Nhưng “máu” và sự dấn thân khác với việc mình biến mình thành một công cụ, một dụng cụ thí nghiệm. Biến mình thành cái gì đó không thực sự cần thiết.

Vị giảng viên này cũng chia sẻ thêm, nhiều cơ quan báo chí Mỹ còn có bộ cẩm nang khuyến cáo cho phóng viên ứng xử thế nào trong những tình huống khẩn cấp hoặc nguy hiểm. Theo đó, môn học về kỹ năng tác nghiệp trong khủng hoảng, trong những tình huống nguy hiểm cũng là một chủ đề được đào tạo mà ở đó dạy các kỹ năng, nguyên tắc và định hướng cho phóng viên khi tác nghiệp.

Cách làm hay, sáng tạo và có hiệu quả!

Trong khi đó blogger Nguyễn Ngọc Long (Truyền thông Trăng Đen) lại phân vân không hiểu MC làm như vậy nhằm cố ý truyền tải thông điệp gì, hay thực sự cô ấy không còn cách thức nào khác để tác nghiệp.

“Nhưng dù với lý do gì, thì hình ảnh này vẫn khiến tôi cảm nhận được hai điều.

Một là tinh thần dấn thân của êkip làm phóng sự nói riêng, cũng như của nghề báo nói chung. Qua đó khiến tôi thấy thêm yêu, thêm tin vào những người làm báo, do hiểu về khó khăn vất vả mà họ phải đối mặt để mang thông tin trung thực, nóng hổi đến với những người ngồi trong phòng máy lạnh hóng tin như tôi.

Hai là, tôi cảm nhận được rõ ràng hơn về mức độ ghê gớm của trận lụt gây ra. Tôi biết, có ý kiến cho rằng phóng viên có thể đứng trên bờ, chỗ nào khô ráo để tác nghiệp hoặc ngồi trên thuyền, mủng gì đó. Nhưng nhìn hình ảnh nước dâng ngang bụng phóng viên, tôi hình dung được ngay mực nước đang cao đến thế nào.

Chắc chắn 9 người thì 10 ý, nhưng cá nhân tôi, chỉ nhìn thấy khía cạnh tích cực ở hình ảnh này thôi”, ông Long bày tỏ.

Blogger Nguyễn Ngọc Long

Trước hai luồng ý kiến khác nhau về cách tác nghiệp của MC này, ông Long cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ mối bận tâm lớn nhất của người xem, người nghe, người đọc, ở tâm thế đang muốn tiếp nhận thông tin gì.

“Nếu như ai đó đang rất nóng lòng muốn biết thông tin về nước lũ, họ sẽ chỉ tập trung về nước lũ. Những người quan tâm đến góc độ khác thì họ sẽ để sự tập trung ra ngoài dòng nước lũ. Và như vậy, góc nhìn không gặp nhau là chuyện đương nhiên, và dễ hiểu”, vị chuyên gia truyền thông giải thích.

Như vậy, không chỉ là việc tại sao MC lại đứng trong nước ngập hay tại sao cô ấy không ngồi trên thuyền để tác nghiệp, mà có thể còn có những người, hình ảnh ấn tượng đầu tiên của họ lại là về trang phục, quần áo, phụ kiện mà MC đang mặc. Hay có người làm chuyên về âm thanh chẳng hạn, họ lại có suy nghĩ trong đầu, cô ấy dùng micro gì để có thể thu âm không bị nhiễu trong điều kiện ngoài trời như vậy chẳng hạn.

“Đó là sự đa dạng của các góc nhìn trong cuộc sống thôi. Tôi thấy không có gì kì lạ cả”, ông Long nói.

Vậy làm thế nào để truyền tải thông điệp nhanh, hấp dẫn, ấn tượng nhất tới độc giả?

Trả lời câu hỏi này, dưới góc nhìn của một người làm truyền thông, ông Long bày tỏ theo lý thuyết truyền thông, điều đầu tiên quan trọng nhất là phải hiểu về độc giả. Xác định độc giả mình đang muốn hướng tới là ai, họ có thói quen gì, họ có đặc điểm gì, họ có trình độ thế nào và họ có sở thích, sở ghét ra sao chẳng hạn.

Rõ ràng sẽ có rất nhiều nhóm người cùng xem phóng sự, và như phân tích ở trên, mỗi nhóm lại có mối quan tâm với mức độ ưu tiên rất khác nhau. Dường như êkip hiểu điều này, nên họ đang không tập trung vào nhóm "làm âm thanh ánh sáng", nhóm "thiết kế thời trang", nhóm "quan tâm chỗ đứng"... Họ chỉ tập trung vào nhóm "quan tâm đến tình hình nước lũ", và những gì họ làm ra để phục vụ nhóm này đầu tiên.

“Muốn thông điệp truyền tải đi nhanh, thì trước hết thông điệp cần đơn giản và dễ nhớ, dễ hiểu. Sau nữa là hình ảnh "gói" thông điệp này phải độc đáo và ấn tượng. Có nhiều cách để làm cho hình ảnh độc đáo, ấn tượng; mà cách khiến cho mọi người phải "sốc", phải tranh cãi như êkip đang làm cũng hiệu quả rồi. Tôi nghĩ, với đại đa số người xem bình thường, họ sẽ hiểu ngay rằng nước lũ ở đây đang tạo ra hậu quả là "ngập lên ngang bụng". Như thế, về lý thuyết truyền thông đây là một cách làm hay, sáng tạo và có hiệu quả lan truyền thông tin tốt”, ông Long bày tỏ.


Theo Infonet/ KDPL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

VIDEO: Cuộc vây ráp hai trùm ma túy ở Lóng Luông

Gần hai ngày bao vây 'đại bản doanh' của đường dây mua bán ma túy, cảnh sát đã tiêu diệt hai tên trùm, thu nhiều súng, lựu đạn cùng 415 viên đạn các loại.. Theo giadinhvaphapluat.vn

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com