Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Món ăn mang hơi ấm bàn tay má

30/11/2020 07:51

Kinhte&Xahoi Má tôi đã già. Tuổi ngoài 90 sự minh mẫn, tinh tường đang dần rời bỏ má ra đi, để người già hóa con trẻ. Mỗi lần về thăm má, nhìn má vui mừng đến cuống quýt trước những món quà, trái tim tôi như thắt lại trước những kỷ niệm xưa, khi còn thơ bé ngóng má đi chợ về mỗi sáng ngày.

Tôi vẫn nhớ món quà đầu tiên từ chợ quê mà má mua về. Vì chợ quê họp sớm, nên má phải dậy từ lúc tờ mờ sáng ra chợ.

Má nhẹ nhàng khép cửa để gió không lùa vào lạnh giấc ngủ say của chị em chúng tôi. Và khi chúng tôi tỉnh dậy thì má đi chợ về.

Trong sự vây quanh đầy háo hức của đàn con, má lấy từ làn ra một xâu quả lạ tròn tròn đỏ tím giống như những viên bi, nói rằng đó là quả bồ quân. Ngón tay má nhẹ nhàng rút từng quả bồ quân cắm trong chiếc que, nắn nhẹ cho quả mềm rồi đưa cho chúng tôi ăn thử.

Từ nhỏ, tôi đã là một đứa trẻ mê đọc sách, tôi đã đọc những tập truyện ngắn, những cuốn tiểu thuyết mà nhân vật là những cô bé cậu bé có đôi má bồ quân và hôm nay thì được nhìn tận mắt những xâu quả bồ quân má mang từ chợ quê về. Tôi đã tự có câu trả lời cho mình về má bồ quân căng tràn, rám hồng sự sống. 

Từ sau buổi chợ với xâu quả bồ quân ấy, khi má dậy sớm đi chợ tuần đôi ba lần, chị em chúng tôi không ngủ nướng nữa mà ra đầu ngõ bày trò chơi để đợi. Nhờ thế, chị em tôi cũng lần lượt được thưởng thức những món quà quê má mua về mỗi lần mỗi khác.

Đối với chị em tôi, chiếc làn nhỏ của má là cả bầu trời ấu thơ, luôn chứa những điều bất ngờ mang hơi ấm bàn tay má.

Bóng dáng má xách làn còn chưa tỏ sau màn sương đầu ngõ, chị em chúng tôi dù đang chơi trò gì, làm việc gì đã bỏ đấy để chạy ra đón má với tâm trạng vô cùng háo hức, chờ đến lúc má đặt làn xuống và lấy ra những món quà…

Tôi vẫn nhớ hình dáng cái bánh đúc ngày xưa ấy, vì đó cũng là món quà má hay mua. Bánh được làm bằng gạo tẻ xay nhuyễn, nấu chín rồi múc đổ ra từng bát nhỏ, nên đôi khi chiếc bánh vẫn in rõ hình cái trôn méo mó của loại bát gia công thời đó.

Bánh đúc quê bao giờ cũng điểm những hạt lạc, nên thỉnh thoảng ăn trúng một hạt thì lại được thấy cái vị thơm thơm, bùi bùi đang tan ra ở trong miệng. 

Ngọt ngào sao món bánh rán dân dã của chợ quê. Những chiếc bánh rán màu cánh gián sẫm nóng giòn làm từ gạo nếp, dính đầy những cục đường mật, còn nằm trong làn của má mà đã tỏa ra mùi thơm ngọt ngào của đường, mùi của lá chuối khô để cánh mũi lũ trẻ con chúng tôi đón nhận nó trong niềm háo hức vô bờ.

Đôi khi vào mùa thị chín, kèm với món quà từ chợ quê, má còn mua thêm cho chị em tôi những quả thị, rồi sau đó vào lúc rỗi rãi, má dạy chúng tôi đan giỏ đựng thị bằng những đoạn dây sợi gái chắp nối không biết má đã âm thầm chuẩn bị tự bao giờ…

Ngày thường là vậy, còn Tết là kỷ niệm không bao giờ quên đối với má con tôi. Má người Huế, sống lưu lạc xa quê nhà nhưng không vì thế mà lãng quên nguồn cội. Thế nên, Tết là dịp để má trổ tài món Huế, dù rằng nhiều nhất cũng chỉ một đến hai món mà thôi, để nhớ về cố hương. 

Bánh tét là món mà Tết nào gia đình tôi cũng có. Trong tâm thức của người miền Trung, bánh tét có vị trí không khác gì bánh chưng ngoài Bắc, khác chăng cũng chỉ ở hình dáng và sự đa dạng của nhân bánh. Bánh tét Huế có hình dáng thuôn dài tương tự như cách gói giò của người Bắc.

Trông thì đơn giản như gói bánh tét không hề dễ, vì phải gói, lăn sao cho nhân nằm ở giữa trục bánh tròn, buộc dây bánh cũng phải chặt tay. 

Thời khó khăn nên trước Tết hàng tháng, má đã tích dần nếp, đỗ để chuẩn bị cho nồi bánh. Năm nào cũng vậy, cận Tết má lại đạp xe ra ngoại thành xin về một nắm lá nếp thơm, rửa sạch, giã nát trộn vào nếp làm cho bánh vừa xanh vừa dậy mùi hương nếp. Bánh tét má gói cắt ra miếng bánh tròn xoe, nhân nằm chính giữa hình tròn, trông thật hấp dẫn. 

Tôi còn nhớ, vừa gói bánh má vừa nhẩn nha kể, ngoài bánh tét, bánh chưng, người Huế còn thích ăn một số bánh khác như bánh su sê (phu thê), bánh măng, bánh sen chấy, bánh dừa mận... Bánh su sê làm bằng bột sắn có nhân đậu xanh ngào đường với dừa hay tôm chấy là tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra, gói lá dừa đem hấp cách thủy.

Còn bánh sen chấy làm bằng hạt sen nấu chín, nhào với đường đem láng cho mỏng, nướng lên, cuộn tròn, để vào thẩu đậy kín để ăn dần.

Bánh dừa mận thì dùng xôi nếp giã nhuyễn ngào với dừa và nước đường, đem cán mỏng, cắt thành miếng vuông vừa, bên ngoài bọc lớp mè (vừng) rang, gói lại bằng giấy bóng.

Bánh măng thì làm bằng măng tươi thái chỉ đem rim kỹ với đường, nấu lẫn với bột nếp. Sau đó cắt miếng, phủ lớp bột hoàng tinh bên goài rồi bọc bằng giấy bóng... Lời má đến đâu chị em tôi nuốt nước bọt đến đến vì thèm. 


Món thứ hai không thiếu trong cái Tết Huế của gia đình tôi là dưa món. Bình thường khi chế biến củ cải, cà rốt, đu đủ làm dưa món người ta chỉ thái miếng, nhưng má cầu kỳ dạy chị em tôi tỉa hoa từ những loại củ đó. Chị thứ ba khéo nhất nhà nên những hoa hồng, hoa ngọc lan chị tỉa từ củ rất giống thật, còn tôi với mấy chị còn lại chỉ thành công nhất với loại hoa phẳng lỳ 6 cánh vì đơn giản khía tròn xung quanh củ là xong. 

Thành phẩm tỉa xong sẽ đem phơi vài nắng cho săn lại. Chưa lúc nào cái nắng hanh hao của mùa đông miền Bắc lại có tác dụng như lúc này, chẳng mấy chốc cả mâm củ đã săn sít lại chỉ còn hơn nửa.

Má cẩn thận xếp từng lớp hoa củ vào lọ ken những quả ớt tỉa hoa vào rồi đổ nước mắm đã được đun sôi với dấm, đường, tỏi lên đủ vị chua, mặn, ngọt.

Khoảng chưa đến tuần sau, mấy cái mồm háu ăn của chị em tôi đã nhì nhèo đòi má cho nếm dưa món. Với tôi, chẳng có thức gì ăn với của vị nếp của bánh tét, vị béo của các loại giò, thịt ngày Tết ngon hơn dưa món của má… 

Tất cả chỉ có vậy thôi, những món quà quê, những món ăn quê nhà ngày Tết mà má đã cố gắng để mang đến cho chúng tôi ngày ấy.

Tuy đơn sơ giản dị nhưng chứa đựng trong đó cả tấm lòng và tình yêu thương bao la mà má dành cho con, khiến tuổi thơ của chị em tôi vô cùng hạnh phúc. 

Năm tháng trôi qua, chị em tôi dần lớn lên, má già đi, nhưng hơi ấm bàn tay má vương trên những món ăn đó mãi vẫn còn, để chúng tôi có điểm tựa, có nỗi niềm mà hoài vọng trên bước đường đời…

Hồng Minh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tổng kết thị trường trái phiếu chính phủ 10 tháng đầu năm 2020

Trong 10 tháng năm 2020, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công được 260.116 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Như vậy, bất chấp dịch bệnh Covid-19 bùng phát toàn cầu và ảnh hưởng đến nền kinh tế hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam, đến nay hoạt động huy động trái phiếu chính phủ vẫn rất tích cực, tăng 17,8% so với cả năm 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch năm 2020.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/mon-an-mang-hoi-am-ban-tay-ma-d142003.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com