Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Người dân đắn đo về quê hay ở lại thành phố đón Tết

12/01/2022 11:25

Kinhte&Xahoi Còn hơn hai chục hôm nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thời điểm này, nhiều người dân hiện đang sinh sống và làm việc tại Thủ đô phân vân trước quyết định về quê đón Tết cùng người thân hay nên ở lại Hà Nội để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Quyết định khó khăn

 Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều người dân xa quê đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội đã phải đấu tranh tư tưởng để đưa ra quyết định về quê ăn Tết, đoàn tụ cùng gia đình hay ở lại thành phố để chung tay cùng các ban, ngành chống dịch.

Chị Nguyễn Thị Lệ Hằng, quê ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chia sẻ: "Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên gia đình tôi chưa về được quê để thăm gia đình nội ngoại hai bên. Dự định dịp Tết Nguyên đán năm nay, gia đình sẽ về quê, tuy nhiên những ngày gần đây, số ca mắc mới tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố liên tục ở mức cao. Do đó gia đình tôi đã quyết định ở lại Hà Nội đón Tết".

Dù lo ngại tình hình dịch COVID-19 phức tạp nhưng một số bạn trẻ quyết định về quê sum vầy với gia đình dịp Tết

Cũng theo chia sẻ của chị Hằng, ngoài vấn đề lo ngại về dịch bệnh, thì năm nay con gái chị sẽ thi vào lớp 10, do đó, chị cũng muốn ở lại Hà Nội đón Tết để con giữ sức khỏe và có thêm thời gian ôn tập trước kỳ thi quan trọng này.

“Năm nay con gái tôi thi chuyển cấp, lịch học trên lớp của cháu khá dày, do đó việc quyết định ở lại Hà Nội đón Tết mặc dù có hơi buồn, tuy nhiên, gia đình cũng đưa ra quyết định sớm để ông bà nội, ngoại ở quê nắm được thông tin, không quá lo lắng cho con cháu ở xa quê”, chị Hằng tâm sự.

Cũng khó khăn khi phải đưa ra quyết định ở lại Hà Nội đón Tết, tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nên anh Vũ Quyết Thắng, quê ở Thanh Chương (Nghệ An) đã sớm đưa ra ý kiến và nhận được sự ủng hộ của cả gia đình.

“Vợ chồng tôi lập nghiệp ở Hà Nội đã hơn chục năm nay, tuy nhiên, chưa năm nào chúng tôi ở lại Hà Nội đón Tết. Phần vì cả tôi và vợ đều là con một, bố mẹ hai bên đều đã già yếu, chúng tôi đã đi cả năm nên dịp Tết, ông bà mong con, cháu về nhà đón Tết lắm.

Năm nay, từ Tết Dương lịch đến nay, tôi đã bàn với vợ ở lại Hà Nội đón Tết vì lo sợ đi lại nhiều sẽ gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, vợ tôi cũng đồng ý luôn. Hai vợ chồng cùng bắt tay vào làm công tác tư tưởng với gia đình nội ngoại để xin phép không về quê đón Tết. Ông bà nội ngoại cũng động viên chúng tôi nên ở lại để bảo vệ sức khỏe”, anh Thắng chia sẻ.

Để Tết là ngày vui trọn vẹn

 Dịch COVID-19 xuất hiện đã kéo theo bao hệ lụy, khó khăn, ảnh hưởng tới cuộc sống của biết bao gia đình. Năm nay là năm đầu tiên chị Lê Vân Trang, quê ở Thanh Hà, Hải Dương, làm dâu mới. Chồng chị là bộ đội, công tác xa, nên ngay sau khi cưới xong đã phải xa nhà để làm nhiệm vụ, đến nay đã hơn 10 tháng, hai vợ chồng son chưa được gặp lại nhau, mặc dù Tết đang đến gần nhưng ngày tái ngộ với vợ chồng chị vẫn còn xa.

Dù cho lựa chọn đón Tết có khác nhau thì mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế để ngày Tết thực sự là ngày vui của mỗi gia đình

Xúc động bùi ngùi, chị Trang chia sẻ: “Tôi và chồng cùng quê, hai nhà cách nhau chừng vài cây số. Tôi thì sinh sống và làm việc tại Hà Nội, còn chồng tôi lại công tác tận trong Nha Trang (Khánh Hòa), bình thường không có dịch đã ít được gặp nhau mà từ khi có dịch bệnh, chồng tôi cũng không có thời gian để về thăm gia đình.

Hai vợ chồng vẫn động viên nhau Tết sẽ về quê song mỗi ngày nhận thông tin về tình hình dịch bệnh lòng tôi lại nóng như lửa đốt. Có lẽ, Tết năm nay, vợ chồng chúng tôi sẽ phải lỡ hẹn đón Tết cùng nhau. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng thu xếp công việc để về quê đón Tết cùng gia đình”.

Theo chị Vân Trang, Tết là dịp để mọi người được đoàn viên, cha mẹ, anh chị em quây quần bên mâm cơm gia đình cùng đón giao thừa và chụp hình gia đình. “Để bảo vệ an toàn cho cha mẹ cũng như người thân ở quê, trước khi về quê ăn tết, tôi sẽ đến cơ sở y tế test COVID-19 cũng như tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 5K trong suốt những ngày ăn tết ở quê nhà”, chị Trang chia sẻ.

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, bất cứ ai xa quê đều mong trở về nhà để đón một cái Tết trọn vẹn. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh phức tạp đã buộc một số tỉnh, thành phải thay đổi yêu cầu đối với người dân khi trở về địa phương. Chính điều này cũng khiến không ít người dân xa quê phải đắn đo đứng giữa lựa chọn về quê hay ở lại. Dù cho lựa chọn đón Tết có khác nhau thì mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế để ngày Tết thực sự là ngày vui của mỗi gia đình.

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng quán tràn ra vỉa hè

Từ 6h ngày 14/10, Hà Nội cho phép hàng ăn, uống được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% công suất và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn.

Cảm xúc tháng Mười - Khúc khải hoàn của niềm vui chiến thắng

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết và đến ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, trong niềm vui hân hoan sau 9 năm kháng chiến trường kỳ của quân dân ta, đây là một trong những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nguoi-dan-dan-do-ve-que-hay-o-lai-thanh-pho-don-tet-187640.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com