Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Người đàn ông thiện nguyện nuôi dưỡng 88 đứa trẻ mồ côi

13/09/2019 10:33

Kinhte&Xahoi Chiếc xe lam đậu xịch ở cổng, người đàn ông tóc hoa râm gật đầu, nở nụ cười đôn hậu chào khách. Bộ quần áo màu lam, tuềnh toàng như người làm công: “Một ngày bốn chuyến xe đi đi về về vậy đó chú. Mấy đứa đi học, mình phải đưa rước mới yên tâm”.

Ít ai biết, người đàn ông ấy có khối tải sản nhiều tỷ, dùng tiền kinh doanh được nhiều năm nay của gia đình để nuôi dưỡng 88 đứa trẻ. Đó là ông Bùi Công Hiệp (SN 1958, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM).

Ông Hiệp vui đùa cùng những “đứa con”

Mái ấm Thiên Thần

Vì sao đặt tên là Cơ sở trẻ em Thiên Thần? Vì sao trên mái nhà vẽ hình một thiên thần áo trắng, nắm lấy tay 4 đứa trẻ và 4 bàn tay nắm tròn lại với 4 màu khác nhau?

“Tôi mơ có thiên thần được phái xuống hạ giới giúp đời, giúp người. Bốn trẻ em, bốn màu tượng trưng cho 4 màu da trên thế giới. Bốn bàn tay nắm lại là người lớn, cùng chung tay, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em. Từ đó mà nơi đây có tên Thiên Thần”, ông Hiệp giải thích.

Hồi tưởng quá khứ, ông Hiệp kể, năm 1976, ông là thanh niên xung phong về vùng đất Củ Chi lấp hố bom, rà mìn, cải tạo Nông trường Phạm Văn Cội. Năm 1979, ông nhập ngũ là bộ đội chiến trường Campuchia. Năm 1983, ông phục viên.

“Tôi có nghề xây dựng, nhưng cơ duyên đưa tôi đến với nghề cơ khí từ năm 1996. Từ đó tôi tạo dựng được xưởng cơ khí ở Bình Thạnh, làm ăn phát đạt, mua nhà, mua đất”, ông kể. Có chút tiền, năm 2000, ông Hiệp mua 2.500m2 đất ở địa chỉ số 203 đường số 1 phường Trường Thạnh, quận 9 (nay là trụ sở Cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần). Năm đó, ông nghĩ, mua đất để về già có cái hưu trí, chứ sống ở thành phố ngột ngạt.

Cái ý định ấy chưa được thực hiện thì ông Hiệp chứng kiến một cảnh đời bi đát. “Năm 2010, có hai dì cháu từ miền Trung vào xưởng cơ khí của tôi làm việc. Đứa cháu bị người ta gạt nên có con. Người cháu bỏ đi, người dì nuôi dưỡng ít lâu rồi cũng giao lại nhờ vợ chồng tôi nuôi. Thương lắm. Tôi nghĩ mình phải làm gì đó cho những đứa trẻ như thế này”, ông Hiệp kể.

Vợ ông giãy nảy khi biết ý định xây cơ sở bảo trợ cho trẻ em.  Nhưng ông vẫn làm, xây ngôi nhà ba tầng, sắm đồ đạc, xin giấy phép ở quận. Đâu vào đó, ông đón 5 đứa bé vào nuôi. “Vợ tôi và các con thấy các cháu dễ thương nên cả nhà đồng ý. Cả nhà tôi góp sức vào xây dựng cơ sở này”, ông kể.

“Kinh phí ở đâu hả? Cái đó tôi tính trước, mình không thể làm vài năm rồi dừng được. Đã nuôi thì nuôi cho đến lúc bọn trẻ đủ 18 tuổi, chăm sóc, cho ăn, cho học hành. Tiền thu nhập của xưởng cơ khí, tiền cho thuê nhà… Mỗi tháng cơ sở tiêu tốn khoarng 100 triệu tiền ăn, sinh hoạt. Tôi lo được”, ông Hiệp nói.

Mỗi năm, cơ sở ông đều nhận thêm những đứa trẻ, có đứa còn đỏ hỏn mới sinh được đôi ngày, có đứa bị dị tật bẩm sinh… Đến nay, cơ sở có 88 bé, nhỏ nhất là 2 tháng tuổi. Mái ấm có 10 bảo mẫu, được ông Hiệp nhờ thay phiên chăm sóc các bé.

Có 88 cháu bé từ 2 tháng tuổi ở cơ sở Thiên Thần

“Mình còn sức thì còn làm” 

Đa số trẻ vào cơ sở đều có gốc tích rõ ràng. Hoặc ông Hiệp nghe được thông tin ai có ý định cho con, bỏ rơi, ông tìm đến tận nơi 

khuyên can, đưa vào cơ sở của ông. Hoặc có người mẹ tìm đến tận cơ sở để gửi con. Phần lớn các bé đều được mẹ đứng tên trong giấy khai sinh. Những dấu vết, đồ vật trên người bé lúc nhận, ông Hiệp đều lưu giữ với mong muốn sau này con lớn lên muốn tìm lại mẹ sẽ dễ hơn. 

“Có giấy chứng sinh nên tôi làm khai sinh theo họ mẹ, còn tên thì mình tự nghĩ ra. Nếu sau này họ ổn định cuộc sống, thậm chí có gia đình mới thì vẫn có thể yên tâm mình có một đứa con đang ở đây, muốn quay lại tìm con thì vẫn còn cơ hội gặp...”.

Ở cơ sở Thiên Thần, tầng trên ông bố trí cho các bé còn nhỏ, chưa biết đi. Ở đây, có các đủ phòng, có đủ giường cho các bé. Tầng dưới ông bố trí cho các bé biết đi, biết tự sinh hoạt. Ông tự chế đồ chơi, cầu trượt, xích đu trong khu vui chơi trước hiên nhà.

Thấy ông, các bé reo lên “bố, bố” rồi ôm chầm lấy, thơm vào má. “Con thương bố, bố cho con nước ngọt hen”. “Ừ”. Tiếng cười nói mỗi lúc càng rộn ràng.

Kỷ niệm về mỗi bé, ông nhớ rành rọt. Như chuyện bé Kim Tâm. “Tết năm đó, trời lạnh lắm. 11h khuya, nghe tiếng chó sủa nhiều, tôi và cô Hạnh (bảo mẫu), một anh bảo vệ ra cổng xem có chuyện gì. Ngay cổng có một cái giỏ nhỏ, đứa trẻ còn chưa cắt rốn quấn khăn bông, khóc không thành tiếng. Tôi thấy có dáng người chạy vội xe máy hướng ra đường Nguyễn Duy Trinh. Thôi thì họ bỏ, mình nuôi. Tôi hối cô Hạnh đưa bé lên Bệnh viện Nhi đồng. Bé bị viêm phổi, có lẽ vì cái lạnh đêm đó”, ông Hiệp kể.

Ông Hiệp thiết kế khu vui chơi riêng cho những đứa trẻ

Còn bé Kim Bách, có người thấy một phụ nữ gầy ốm, tay ôm con, lang thang ngoài công viên, ăn mì gói, liền gọi điện báo ông Hiệp. Ông tức tốc đến ngay. Người mẹ mới 20 tuổi, ở Kiên Giang. Có thai, cô gái sợ gia đình mắng, trốn lên Sài Gòn. Gặp mẹ con Kim Bách, ông Hiệp thương cảm. Người mẹ xơ xác như bộ khung xương. Kim Bách sinh non tới 7 tuần, nặng có 2,1 kg. 

“Bao nhiêu hoàn cảnh đáng thương lắm. Mình sao nỡ trách họ. Tôi nói các mẹ cứ đến thăm con, chăm con. Ai mang đến tôi cũng nuôi dù có tật nguyền, bệnh nặng”, ông nói.

Các bé đến tuổi đi học, ông tự tay đưa đi, đón về. Trong cơ sở, ông làm đủ thứ chuyện từ sửa điện, lau nhà. Ông tự mày mò học tiếng Anh để buổi tối kèm cho các bé. “Tôi không chủ trương kêu gọi ai giúp, mình đã tự nguyện thì lặng lẽ mà làm, mình còn sức thì còn làm. Một lần có công ty đến đưa tôi 250 triệu với điều kiện tôi ký hợp đồng độc quyền cho họ sử dụng hình ảnh các bé ở đây. Tôi mời họ đi ngay tức thì. Ở đây, ai muốn đến thăm chơi, ai muốn chụp hình tùy thích, miễn đừng sử dụng vào mục đích xấu, kinh doanh là được”.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Youtube bị phạt 170 triệu USD

Ngày 4/9, Tập đoàn công nghệ Google đã đồng ý trả khoản tiền 170 triệu USD do YouTube vi phạm Đạo luật Bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com