Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Nhà máy Xi măng Sông Lam tiêu thụ đất khai thác trái phép?

02/01/2019 09:57

Kinhte&Xahoi Hàng ngàn mét khối đất tại xóm 16, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã bị khai thác vận chuyển đi đến Nhà máy Xi măng Sông Lam thuộc Tập đoàn Xi măng The Vissai để tiêu thụ trái phép.

“Tấm bùa” thường được dùng che chắn cho nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép thường là giấy cho phép cải tạo đất vườn… của UBND xã cấp phép là chính. Tuy nhiên có điều là, suốt mấy ngày qua, dù không có cơ quan nào cấp phép khai thác đất, nhưng quả đồi trên địa bàn xóm 16, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn vẫn bị đào, khoét một cách nghiêm trọng mà không hề có ai thuộc cơ quan chức năng quản lý, mặc nhiên cho tài nguyên khoáng sản vô tư “chảy máu”.

Xe 38C 097.00 đang vận chuyển đêm 26/12.

 

“Hàng ngày, cứ tầm trời tối thì đoàn xe tập trung đậu dọc tuyến đường để chờ thứ tự chở đất và gây ồn ào ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương, xóm 16 chúng tôi không thể ngủ được , cho đến trời sáng là họ dừng nghỉ. Chúng tôi thấy lạ là từng đoàn xe to và nhiều thế mà không thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra?” – anh P.X.N, một người dân địa phương tâm sự với phóng viên.

Từ những bức xúc của người dân, chúng tôi đã nhiều đêm tiếp cận khu vực “đại công trường” này để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Những chiếc xe tải hạng nặng tới mỏ rồi vận chuyển khoáng sản đó đi về đâu?”. Sau nhiều ngày tìm hiểu, lần theo những chiếc xe tải, chúng tôi đã chứng kiến với cách hoạt động tại hiện trường, trên con đường ra vào khu vực, từng đoàn xe rầm rập…

Tại đây, một diện tích lớn khu rừng đang bị khai thác với những chiếc máy xúc hoạt động hết công suất, tiếng động cơ rền vang cả một khu vực. Cả tuần nay hầu hết chỉ hoạt động về đêm, ngoài 21h là đoàn xe xuất phát từ xóm 16, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn. Với sự chuyên nghiệp của đoàn xe gần 20 chiếc này, mỗi xe hơn 25m3 thì mỗi đêm, tính sơ bộ đoàn xe này đã vận chuyển được hàng nghìn khối đất. Thực tế tại điểm khu vực đất đang được khai thác này, qua quan sát cho thấy lớp khoáng sản như đất sét, laterit là các loại nguyên liệu dùng sản xuất xi măng.

Xe BKS 37C 248.30 đang chạy trên tuyến đường thị trấn huyện Nam Đàn lúc 24h ngày 26/12.

 

Chúng tôi đã chia nhiều tốp để bám sát thì phát hiện đoàn xe chở đất này vận chuyển chạy thẳng về Nhà máy Xi măng Sông Lam, đóng tại huyện Đô Lương. Như vậy, lượng khoáng sản này được dùng làm phụ gia cho xi măng, đã có dấu hiệu “trôi nổi” vào nhà máy Xi măng Sông Lam?

Trên cung đường quốc lộ từ Nam Đàn đi sang huyện Đô Lương, chúng tôi ngạc nhiên bởi, mặc dù lực lượng CSGT huyện Nam Đàn đứng chốt ngay ngã tư Vân Diên với chiếc xe bán tải chỉ dừng kiểm tra những xe chở cây keo, còn đoàn xe chở đất này đi bình thường mà không hề có sự kiểm tra, nhóm phóng viên đậu phía trước và ghi nhận được các xe mang BKS 37C 269.79; 38C 097.00; 37C 263.17; 37C 260.04; 37C 261.38; 37C 248.30; 37C 263.8x…(?!)

Sáng ngày 27/12, tại “đại công trường mỏ” vẫn tiếp tục hoạt động công khai và đoàn xe tải với dấu hiệu quá tải này cũng vận chuyển công khai chạy trên quốc lộ từ huyện Nam Đàn với ước chừng mỗi xe trên 25 m3 (mỗi m3 đất khoáng này có trọng lượng từ 2 đến 2,2 tấn, như vậy ước tính là mỗi xe khoảng chở khoảng 50 tấn).

Xe BKS 37C 248.30 từ trong nhà máy xi măng đi ra về lúc 03h20 ngày 27/12.

 

Để làm rõ khu vực này có giấy phép khai thác khoáng sản hay không mà lâu nay hoạt động không hề có cơ quan chức năng nào kiểm tra? Chúng tôi đã liên lạc và thông báo đến ông Võ Duy Việt - Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tiến hành kiểm tra xem rằng, có điểm mỏ của Nhà máy Xi măng Sông Lam tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn hay không?

Sau đó, trong chiều ngày 27/12, chúng tôi đã liên hệ với ông Đinh Xuân Quế - Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn để xác minh có việc cấp phép của địa phương cho nhà máy xi măng hay không?

Ông Quế cho biết: “Khu vực này của ông Bình ở Vinh. Ngày xưa hay làm khai thác mỏ nhưng hiện nay đã bị thu hồi giấy phép. Vừa rồi ông Bình có xin làm dự án trồng rừng nhưng huyện chưa đồng ý, giờ ông Bình mới liều đưa xe lên đào đất chở đi… Tối qua xã đã bắt giữ 7 xe ô tô cùng máy xúc đưa lên Công an huyện, nhưng không hiểu sao giờ Công an huyện lại trả về? Tôi đang giao cho Chủ tịch xã cùng anh Hải Phó Chủ tịch huyện xuống tiếp tục kiểm tra…

Sau khi phóng viên liên hệ với các cơ quan chức năng và đã xuất hiện nhiều ban ngành tại khu vực khai thác đất.

 

Được biết, nhu cầu về nguyên liệu đất sét, quặng sắt nghèo và đá sét (phụ gia hoạt tính puzơlan) để sản xuất xi măng ở các nhà máy là khá lớn. Vậy dư luận đặt ra câu hỏi, việc Nhà máy Xi măng Sông Lam có giấy phép khai thác đất để làm phụ gia tại khu vực đồi núi tại xóm 16, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn hay không?

Nhà nước thì thất thu thuế, môi trường bị phá hoại, tư nhân lợi dụng khai thác tùy tiện, bất chấp pháp luật... Đã đến lúc các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An cần sớm vào cuộc điều tra để làm sáng tỏ sự việc trên, có hay không đường dây khoáng sản “lậu” tuồn vào nhà máy xi măng? Và dường như doanh nghiệp này đã có dấu hiệu trốn được một khoản thuế tài nguyên khá lớn với kiểu khai thác nguồn khoáng sản này.

Có thể thấy tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ thuật. Một nguồn lớn khoáng sản của Nhà nước đã bị thất thoát và chảy vào túi của tư thương, doanh nghiệp. Thực trạng này cũng chỉ ra những lỗ hổng đáng lo ngại trong quản lý khoáng sản trên địa bàn huyện Nam Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. 

Báo sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.

 

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com