Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền: Hà Nội tạo thuận lợi tối đa để doanh nghiệp phục hồi

06/11/2021 18:24

Kinhte&Xahoi Hà Nội không chỉ tháo gỡ khó khăn mà còn tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát. Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19” do Thành ủy - UBND TP Hà Nội tổ chức sáng 6/11.

250 doanh nghiệp kiến nghị đề xuất tháo gỡ khó khăn

Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho thấy, dịch Covid-19 đã khiến hoạt động kinh tế xã hội Thủ đô gặp nhiều khó khăn, giảm sút mạnh mẽ. Từ đầu năm đến nay tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giảm 7,8% (cùng kỳ tăng 2,2%); Kim ngạch xuất khẩu giảm 2,8% (cùng kỳ tăng 0,1%);  Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 10,2% so với tháng 9 và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020; Lũy kế 10 tháng đầu năm, IIP tăng 4,2% (cùng kỳ tăng 4,4%).

 Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.  Ảnh: Thanh Hải

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp phản ánh, các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy kéo theo giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu - đầu vào cho sản xuất, kinh doanh và các công trình xây dựng có nhiều biến động.

Đồng thời, việc thiếu nguồn cung lao động, tiếp cận nguồn vốn không dễ dang do doanh nghiệp không có tài sản thế chấp hoặc phương án sản xuất kinh doanh không khả thi trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Theo kết quả khảo sát do Cục Thuế TP Hà Nội vừa tổ chức trong tháng 10/2021 đối với 28.377 doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy chỉ có 30,4% số doanh nghiệp hoạt động bình thường; trên 25% số doanh nghiệp có khó khăn về tiếp cận nguồn vốn; 30% có khó khăn do phát sinh chi phí chống dịch; trên 14% gặp khó khăn do thiếu nguồn lao động trở lại làm việc sau dịch; trên 20% không mua được nguyên liệu hoặc phải mua với giá cao…

Để khắc phục những khó khăn này qua đó duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có chung kiến nghị miễn, giảm tiền thuê đất năm 2021, hỗ trợ tiếp cận tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động, tạo việc làm và an sinh xã hội cho người lao động; cho phép giãn nợ vay đối với khoản nợ phát sinh trong năm 2020-2021 và không chuyển nhóm nợ cho đến hết 31/12/2021. Hỗ trợ chi phí chống dịch như xét nghiệm Covid-19, phun khử khuẩn khi thực hiện giao hàng hóa tại các tỉnh, thành khác và sớm tiêm phòng vaccine (đủ 2 mũi) cho đầy đủ người lao động của các doanh nghiệp ; tạm hoãn đóng BHXH hết năm 2021.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các mắt xích logistics và có giải pháp ổn định chi phí này tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thuận lợi, không bị ách tắc, thống nhất trên toàn quốc về việc kiểm soát lưu thông hàng hoá, kiểm soát người đi lại trong mùa dịch.
Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội Mạc Quốc Anh kiến nghị, thời gian tới Chính phủ xây dựng Chính sách có tính chất dài hơi để hỗ trợ doanh nghiệp như giảm, giãn, gia hạn thuế, giảm lãi suất, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh; các chính sách phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong nước, hình thành các chuỗi liên kết Việt.

Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, TP Hà Nội đã ban hành và triển khai các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo với nhiều giải pháp hiệu quả. UBND TP Hà Nội đã hỗ trợ cho 1,82 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn với kinh phí trên 1.000 tỷ đồng; Chi trả cho 1,09 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm với tổng số tiền 2.684 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, triển khai chính sách đặc thù, đã thực hiện hỗ trợ cho 289 nghìn đối tượng với số tiền 299 tỷ đồng; cho 9.886 người lao động vay vốn phục hồi sản xuất với số tiền 476 tỷ đồng. Đặc biệt, UBND TP Hà Nội đã miễn, giảm, giãn, hoãn nộp thuế cho 38.000 doanh nghiệp, người nộp thuế với số tiền hơn 22,6 nghìn tỷ đồng; trong đó 21,9 nghìn tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất gia hạn và 610 tỷ đồng tiền thuê đất giảm.

 Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hải

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nêu rõ, để hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sản xuất, ngày 1/11/2021 UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 năm 2022- 2023.

Kế hoạch đề ra 3 mục tiêu chính: Hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Bảo đảm ổn định kinh tế, cân đối ngân sách, củng cố nguồn thu cho ngân sách Thành phố. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, đời sống của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trở lại trạng thái bình thường mới trong thời gian ngắn nhất. Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực còn dư địa phát triển; Đẩy nhanh khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số nhằm thiết lập nền tảng phát triển bền vững.

Để thực hiện được những mục tiêu này, kế hoạch đã đề ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu:

Thứ nhất, kiểm soát dịch Covid-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế.

Thứ hai, duy trì sự ổn định kinh tế, bảo đảm cân đối ngân sách.

Thứ ba, phục hồi và phát triển ngành, lĩnh vực; Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn với dịch Covid-19 và kế hoạch phục hồi, phát triển.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thành lập một số tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đầu tư công.

Đặc biệt với giải pháp thứ năm, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kế hoạch cũng nêu rõ cần thực hiện nhanh, đầy đủ nhất các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp; Hỗ trợ lưu thông hàng hóa và đi lại cũng như chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua 2 Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2019-2025”; “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2021-2025”. Trong đó, tập trung hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh thông qua phát triển các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ công nghệ, cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và hỗ trợ gia nhập thị trường.

Thời gian tới, thông qua các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, UBND TP Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và người lao động tiếp cận gói tín dụng 1.050 tỷ đồng để phục hồi sản xuất, đồng thời tiếp tục nghiên cứu triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra UBND TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội và lao động; Hỗ trợ về lao động và chuyên gia.

“Ngay trong những ngày đầu tháng 11/2021 UBNDTP Hà Nội đã chủ động rà soát, đôn đốc 22 dự án còn vướng mắc, đến nay: đã hoàn thành thủ tục cấp/điều chỉnh cho 9 dự án, dự kiến trong nửa đầu tháng 11 hoàn thành thủ tục cấp phép cho 13 dự án còn lại. Đồng thời từ nay đế cuối năm TP Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng ít nhất 20 cụm công nghiệp; đầu năm 2022 sẽ khởi công 18 cụm công nghiệp ; tiếp tục ứng dụng, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức 4 theo hướng hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh"- Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nêu rõ.

 Lê Nam - Trọng Tùng - KTĐT
 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng quán tràn ra vỉa hè

Từ 6h ngày 14/10, Hà Nội cho phép hàng ăn, uống được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% công suất và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn.

Cảm xúc tháng Mười - Khúc khải hoàn của niềm vui chiến thắng

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết và đến ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, trong niềm vui hân hoan sau 9 năm kháng chiến trường kỳ của quân dân ta, đây là một trong những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.

link bài gốc https://kinhtedothi.vn/pho-chu-tich-ubnd-tp-ha-noi-nguyen-manh-quyen-ha-noi-tao-thuan-loi-toi-da-de-doanh-nghiep-phuc-hoi-440090.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com