Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội: Tiếp tục phát huy thế mạnh

20/11/2021 15:28

Kinhte&Xahoi Những doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực giữ vai trò nòng cốt và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế Thủ đô. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của sản phẩm công nghiệp chủ lực, cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, thành phố Hà Nội đã và đang có những giải pháp cụ thể, quyết tâm phát triển các ngành, sản phẩm có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, mang lại giá trị gia tăng cao.

Sản phẩm công nghiệp chủ lực ngày càng phát huy vai trò thúc đẩy công nghiệp Thủ đô tăng trưởng. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Cơ khí Mạnh Quang.

Khẳng định hướng đi đúng

Sau hơn 3 năm triển khai Ðề án "Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025", những sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực ngày càng phát huy vai trò thúc đẩy công nghiệp Thủ đô tăng trưởng. Mỗi năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt doanh thu gần 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD. Từ đầu năm 2021 đến nay, 77 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội nộp ngân sách khoảng 8.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong số các đơn vị có sản phẩm công nghiệp chủ lực, 12 doanh nghiệp nằm trong tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, 15 doanh nghiệp có doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng/năm, như: Công ty cổ phần Khóa Việt - Tiệp; Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty cổ phần Vicostone, Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam…

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng, sau hơn 3 năm thực hiện đề án, thành phố đã hình thành 8 nhóm ngành công nghiệp chủ lực, gồm: Điện, điện tử; công nghệ thông tin, kinh tế số; hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm; cơ khí, chế tạo; chế biến nông sản, thực phẩm; dệt may, da giầy cao cấp; vật liệu xây dựng; sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nông thôn. Phần lớn sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực đã đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, thay thế hàng nhập khẩu; một số sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi cao về chất lượng. Nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản hoặc có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra những sản phẩm điển hình (máy biến áp, động cơ công suất lớn...).

Giám đốc điều hành Công ty TNHH Cơ khí Mạnh Quang Nguyễn Mạnh Quang cho biết, là doanh nghiệp sản xuất phụ tùng cơ khí chính xác, để có được sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố, doanh nghiệp phải đầu tư, cải tiến dây chuyền sản xuất, chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề và chăm lo đời sống cho người lao động. Đổi lại, chất lượng sản phẩm được nâng cao, hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. 

“Các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực luôn là đối tượng ưu tiên trong các cơ chế hỗ trợ của thành phố như: Hỗ trợ lãi suất vốn vay, lãi suất sau đầu tư, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; xúc tiến đầu tư các dự án có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; kết nối với các doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ... để tiếp cận công nghệ hiện đại”, ông Đàm Tiến Thắng thông tin.

Sản xuất đèn LED tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.

Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp

Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng cũng cho biết, hiện nay cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực vẫn chưa đồng bộ, đủ mạnh để thu hút, kiến tạo, thúc đẩy các sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội trở thành thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Cùng với đó là sức lan tỏa của chương trình đến cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế, vì vậy nhiều doanh nghiệp lớn, có tiềm năng, thế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao, đóng góp lớn vào nền kinh tế Thủ đô (trong đó có các doanh nghiệp FDI) chưa tích cực hưởng ứng chương trình…

Để khắc phục những hạn chế này, cuối tháng 10-2021, Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội (HAMI) đã chính thức được thành lập. Tại đại hội thành lập HAMI, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, Thành ủy Hà Nội (khóa XVII ) đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025”, trong đó định hướng: Cơ cấu lại các ngành kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực lên 40-45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố; phát triển 8-10 nhóm ngành sản phẩm chủ lực; phấn đấu có khoảng 10% số doanh nghiệp công nghiệp lọt vào tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Về giải pháp cụ thể trong giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ tiếp tục đồng hành với các doanh nghiệp để phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động đổi mới thiết bị, phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng suất lao động, khai thác và tận dụng lợi thế cạnh tranh từ các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Từ góc độ doanh nghiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Kết cho biết, cùng với sự hỗ trợ của thành phố, doanh nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến công nghệ, mẫu mã, chất liệu sản phẩm… đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, để phục hồi sản xuất, công ty tập trung vào chuyển đổi số, phát triển các sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, phấn đấu doanh thu cả năm 2021 tăng 18% so với năm 2020.

 Thanh Hải - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng quán tràn ra vỉa hè

Từ 6h ngày 14/10, Hà Nội cho phép hàng ăn, uống được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% công suất và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn.

Cảm xúc tháng Mười - Khúc khải hoàn của niềm vui chiến thắng

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết và đến ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, trong niềm vui hân hoan sau 9 năm kháng chiến trường kỳ của quân dân ta, đây là một trong những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.

Nguồn: Hà Nội mới http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1017882/san-pham-cong-nghiep-chu-luc-ha-noi-tiep-tuc-phat-huy-the-manh?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com