Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Tại sao Phòng thí nghiệm Vũ Hán lại là trung tâm “cuộc chiến virus” Mỹ-Trung?

07/05/2020 15:10

Kinhte&Xahoi Phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán, tiến hành nghiên cứu về các căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới, đã làm gì khiến nó trở thành trung tâm trong “cuộc chiến virus” Mỹ - Trung?

Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: AFP

Dưới đây là một số câu hỏi chính về Viện Virus học Vũ Hán:

- Các nhà nghiên cứu ở Viện Virus học Vũ Hán làm gì?

Các nhà khoa học của phòng thí nghiệm trong Viện Virus học Vũ Hán đã giúp làm sáng tỏ mầm bệnh COVID-19 trong những ngày đầu của vụ dịch ở Vũ Hán.

Vào tháng 2, họ đã công bố công trình kết luận rằng virus mới có nhận dạng chuỗi tới 79,6% giống với  virus corona SARS và nó giống đến 96% bộ gen với một loại virus corona có trong dơi.

Các nhà nghiên cứu của phòng thí nghiệm đã tiến hành các cuộc điều tra mở rộng về mối liên hệ giữa dơi và dịch bệnh ở Trung Quốc, và đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chuẩn bị trong trường hợp virus có khả năng lây lan ra khỏi các “hồ chứa” tự nhiên của chúng lan vào cộng đồng người.

Các nhà khoa học nghĩ rằng COVID-19 có nguồn gốc từ dơi và có thể đã được truyền sang người qua một loài động vật có vú khác như tê tê, nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát.

- Viện Virus học Vũ Hán có gì?

Viện Virus học Vũ Hán sở hữu ngân hàng virus lớn nhất châu Á, nơi bảo tồn hơn 1.500 chủng.

Khu phức hợp chứa phòng thí nghiệm bảo mật tối đa đầu tiên của châu Á được trang bị để xử lý mầm bệnh Loại 4 (P4) như Ebola.

Phòng thí nghiệm P4 trị giá 300 triệu nhân dân tệ (42 triệu USD) được khai trương vào năm 2018. Một phòng thí nghiệm P3 đã hoạt động từ năm 2012.

Trong khi cộng đồng tình báo Hoa Kỳ cho biết họ đã kết luận virus corona không phải do con người tạo ra, họ vẫn nói thêm rằng sẽ tiếp tục điều tra liệu dịch bệnh bắt đầu do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay là do "tai nạn" tại phòng thí nghiệm Vũ Hán.

- Có thể có một rò rỉ nào không? 

Tờ Washington Post thông tin rằng các quan chức lo ngại về các tiêu chuẩn an toàn không thỏa đáng liên quan đến việc xử lý các virus corona giống như SARS trong phòng thí nghiệm bảo mật cao.

Viện này cho biết họ đã nhận được các mẫu virus chưa được biết đến vào ngày 30/12, xác định trình tự bộ gen của virus vào ngày 2/1 và gửi thông tin về mầm bệnh cho WHO vào ngày 11/1.

Shi Zhengli, một trong những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về virus corona trên dơi đồng thời là Phó giám đốc phòng thí nghiệm Vũ Hán P4, cho biết cô sẽ "đánh cược cuộc sống của mình rằng virus corona chủng mới không liên quan gì đến phòng thí nghiệm", theo truyền thông Trung Quốc.

Và trong một cuộc phỏng vấn với Science American, Shi cho biết trình tự bộ gen SARS-CoV-2 không phù hợp với bất kỳ loại virus corona nào mà phòng thí nghiệm của cô đã thu thập và nghiên cứu trước đây.

- Các nhà khoa học biết gì về virus?

Các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng trong khi không có bằng chứng cho giả thiết tai nạn trong phòng thí nghiệm, thì cũng không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy virus đến từ chợ Vũ Hán.

Một nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc được công bố trên tờ The Lancet hồi tháng 1 cho thấy, bệnh nhân COVID-19 đầu tiên không có mối liên quan nào với chợ, và 13 trong số 41 trường hợp được xác nhận đầu tiên cũng vậy.

Giáo sư Leo Poon của Đại học Hồng Kông cho biết, cộng đồng khoa học đồng thuận là virus không phải do con người tạo ra.

"Chúng tôi cần xem xét nguồn gốc của loại virus này. Điều này rất quan trọng vì từ quan điểm y tế công cộng, chúng tôi muốn biết nó đã xảy ra như thế nào và chúng tôi có thể nghiên cứu được gì từ điều này", ông nói.

Tuần trước, WHO cho biết họ hy vọng Trung Quốc sẽ mời họ tham gia vào các cuộc điều tra về nguồn gốc động vật của virus.

Nhưng thứ Tư – 6/5, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết, Bắc Kinh sẽ không ưu tiên mời các chuyên gia quốc tế điều tra nguồn gốc COVID-19 cho đến khi đại dịch bị đánh bại, và các bên có "bầu không khí đúng đắn".

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo đều tuyên bố rằng có bằng chứng mầm bệnh đến từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán - thành phố phát hiện căn bệnh này lần đầu tiên vào cuối năm ngoái.

Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết Washington đã không đưa ra bằng chứng nào hỗ trợ cho tuyên bố "đầu cơ". Các nhà khoa học tin rằng virus coronavirus đã lây từ động vật sang người, có thể tại một chợ bán động vật hoang dã ở Vũ Hán.

Nhà dịch tễ học hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cũng đồng quan điểm với WHO. Nói với tờ National Geographic, ông Fauci cho rằng rằng tất cả các bằng chứng cho đến nay "chỉ ra mạnh mẽ" virus có nguồn gốc tự nhiên.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trả lời hôm thứ Tư – 6/5 rằng ông Pompeo không có bằng chứng và các câu hỏi về nguồn gốc của virus nên được để lại cho các nhà khoa học.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Số ca mắc mới Covid-19 tại châu Âu bắt đầu giảm

Châu Âu đã bắt đầu kiểm soát được dịch Covid-19 khi số ca mắc mới tại khu vực bắt đầu giảm dần trong 3 ngày gần đây. Số ca tử vong tại những tâm dịch lớn như Anh, Đức, Pháp... cũng không còn tăng mạnh.

Nới lỏng giãn cách xã hội nhưng không thể chủ quan, lơ là phòng ngừa dịch bệnh

Mặc dù đến thời điểm này, nước ta đã kiểm soát rất tốt tình hình dịch Covid-19, tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh trên thế giới vẫn rất phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Rõ ràng, khi mà nguy cơ vẫn hiện hữu thì mỗi người dân phải nâng cao nhận thức, không thể chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch, để thực hiện đúng theo Chỉ thị 19 của Chính phủ.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/tai-sao-phong-thi-nghiem-vu-han-lai-la-trung-tam-cuoc-chien-virus-my-trung-d123875.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com