Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Thông qua Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 10 luật để khơi thông đầu tư, hỗ trợ phòng chống COVID-19

21/08/2021 10:59

Kinhte&Xahoi Ngày 20/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2021, Chính phủ đã quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.

Cụ thể, về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong tình hình dịch COVID-19, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cần tập trung đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay.

Chính phủ cơ bản thông qua Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 10 luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thi hành án dân sự; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Doanhnghiệp; Luật Điện lực) nhằm giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn còn tồn tại giữa các luật, bảo đảm sự thống nhất, khắc phục những vướng mắc trong thực hiện; cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ phòng chống COVID-19, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép; tăng cường phân cấp, phân quyền đi liền với công tác kiểm tra, giám sát, quản lý Nhà nước.

Thông qua Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 10 luật để khơi thông đầu tư, hỗ trợ phòng chống COVID-19

Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, tiếp tục rà soát, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật này theo hướng chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm; những vấn đề còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các luật; những vấn đề không còn phù hợp với thực tiễn từ nhiều năm nay, đang gây khó khăn, vướng mắc, cần phải khắc phục ngay. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 để Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XVtheo trình tự, thủ tục rút gọn.

Các bộ có nội dung sửa đổi, bổ sung trong 10 luật nêu trên khẩn trương tổ chức soạn thảo, chịu trách nhiệm về nội dung dự thảo Luật, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 23/8/2021 để tổng hợp; Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ cho ý kiến tại Phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2021.

Không mở rộng đối tượng cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô đối với hợp tác xã

Đối với dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Chính phủ thống nhất quy định về tổ chức cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô: Tổ chức cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô, gồm doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam; tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp phép thành lập, hoạt động để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô cho chính các thành viên của mình. Không mở rộng đối tượng cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô đối với hợp tác xã vàdoanh nghiệp bảo hiểm vi mô.

Về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện các nội dung chính sách theo hướng: Hoàn thiện quy định quản lý tài nguyên tần số vô tuyến điện về quy hoạch, cơ chế cấp phép theo hướng bảo đảm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng, bảo đảm công khai,minh bạch và giám sát, quản lý chặt chẽ, phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia trong mọi trường hợp. Quy định các nguyên tắc cấp phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua đấu giá, thi tuyển đối với băng tần có giá trị thương mại, ngoài việc phân bổ băng tần phục vụ hoạt động an ninh, quốc phòng; giao Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đấu giá, thi tuyển, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, các biện pháp bảo đảm tần số vô tuyến điện phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và các mục đích khác; hoàn thiện các quy định để tách bạch các khoản thu mà tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ thực hiện khi sử dụng tài nguyên tần số vô tuyến điện...

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng, ban hành văn bản

Tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tích cực, chủ động, sáng tạo hơn nữa trong việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới theo thẩm quyền; trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, giải phóng năng lực sản xuất, thúcđẩy đầu tư, kinh doanh của các thành phần kinh tế, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các dự án luật, dự thảo nghị định của Chính phủ, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn, lấy thựctiễn làm thước đo, bảo đảm hiệu quả của hệ thống pháp luật; các vấn đề phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc quy định của pháp luật còn có mặt chưa phù hợp với thực tiễn thì xây dựng quy định thí điểm để thực hiện, từ đó tổng kết, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp. Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các cấp trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, pháp luật; Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng BộTư pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, hoàn thiện chính sách, bảo đảm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư thỏa đáng cho công tác xây dựng thể chế, pháp luật.

 N. Trường - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội chốt phương án thi vào lớp 10

Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2021-2022 đã được công bố. Các thí sinh gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi diễn ra vào ngày 12-13/6/2021.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/thong-qua-de-nghi-xay-dung-luat-sua-doi-bo-sung-10-luat-de-khoi-thong-dau-tu-ho-tro-phong-chong-covid-19-d164045.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com