Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Thực hư thông tin WHO liên tục đổi tên virus gây dịch COVID-19

24/02/2020 11:02

Kinhte&Xahoi Trước thông tin về việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tiếp tục đổi tên virus gây dịch bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2 gây ra nhiều “phản ứng” từ dư luận, Bộ Y tế Việt Nam đã trao đổi với WHO về vấn đề này.

Tên chính thức của virus gây dịch COVID-19 được WHO gọi là SARS-CoV-2

Sáng nay, 24-2, thông tin đến báo chí, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng – Bộ Y tế cho biết, cơ quan này đã trao đổi với WHO Việt Nam về thông tin WHO đổi tên virus gây dịch bệnh COVID-19.

Qua trao đổi được biết: Việc đặt tên dịch bệnh COVID-19 và virus corona mới gây ra bệnh này là SARS-CoV-2 đã được thực hiện từ ngày 11-2-2020, cùng thời điểm đổi tên dịch nCOV thành dịch COVID-19 chứ không phải đến ngày 22-2 lại đổi tên lần nữa.

Thực tế, phía WHO đã đăng tải thông báo về việc đặt tên này trong phần Hướng dẫn kỹ thuật trên website chính thức của WHO. Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng – Bộ Y tế lược dịch như sau:

Đặt tên cho bệnh do virus corona mới (COVID-2019) và virus gây bệnh

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố tên chính thức cho loại virus gây ra sự bùng phát của dịch COVID-19, trước đây gọi là virus corona mới (2019-nCoV) và căn bệnh mà nó gây ra.

Tên chính thức là:

- Bệnh: Bệnh virus corona (COVID-19)

- Virus: Virus corona 2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2)

Virus và bệnh mà chúng gây ra thường có tên khác nhau. Ví dụ, HIV là virus gây ra bệnh AIDS; và chúng ta thường chỉ biết tên một bệnh, chẳng hạn như bệnh sởi mà không biết tên virus gây ra bệnh sởi là rubeola.

Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gen của chúng để tạo điều kiện cho việc phát triển các test chẩn đoán, sản xuất vaccine và thuốc chữa trị. Ủy ban quốc tế về phân loại virus - International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chịu trách nhiệm đặt tên cho các loại virus. Còn WHO sẽ đặt tên chính thức cho các căn bệnh trong Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD).

Vào ngày 11-2-2020, Ủy ban quốc tế về phân loại virus - ICTV thông báo: “Tên của loại virus mới (trước đây gọi là nCoV) là Virus corona 2 gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2). Tên này được chọn bởi đặc tính gen của virus mới liên quan đến loại virus corona gây dịch bệnh SARS vào năm 2003. Tuy nhiên, 2 loại virus này là khác nhau.

Cũng trong ngày 11-2-2020, WHO thông báo: “CoVID-19 là tên của bệnh do virus corona mới gây ra, dựa theo các hướng dẫn trước đây cùng với Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO).

WHO và ICTV đã trao đổi với nhau về việc đặt tên cho virus corona mới và căn bệnh mà nó gây ra.

Vậy tại sao có thông tin WHO tiếp tục đổi tên cho virus mới từ 22-2?

Trong phần lược dịch tài liệu đăng tải trên website chính thức của WHO, đại diện Bộ Y tế cho biết, WHO đã có lý giải về việc vì sao không sử dụng tên của virus mới là SARS-CoV2 ngay từ ngày 11-2 như đã thống nhất với ICTV.

Theo đó, WHO cho biết, từ góc độ của truyền thông nguy cơ, sử dụng tên SARS cho virus mới có thể gây ra những hệ lụy không lường trước được khi tạo ra nỗi sợ hãi không cần thiết cho một số bộ phận người dân, đặc biệt là ở châu Á, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch SARS năm 2003.

Vì lý do đó cũng như những vấn đề liên quan, WHO đề cập đến việc sử dụng tên gọi của virus này là “Virus gây bệnh COVID-19” hoặc “Virus COVID-19” khi truyền thông đến công chúng. Tuy nhiên, cả hai cách gọi này không có ý định để thay thế tên chính thức của virus là SARS-CoV2 đã được thống nhất với ICTV.

Các tài liệu xuất bản trước khi loại virus này được đặt tên chính thức sẽ không được cập nhật trừ khi cần thiết để tránh nhầm lẫn.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nghi vấn làm giả báo cáo đánh giá Gold Game trị giá 2,5 tỷ USD

Chỉ căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận bản quyền tác giả, giấy phép G1, G2, G3, G4, nhưng một Công ty Trung Quốc đã đánh giá “công nhận” tài sản của Gold Game Việt Nam có giá trị lên đến 2,5 tỷ USD. Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh cho rằng, bản báo cáo đánh giá tài sản có dấu hiệu giả mạo, không có giá trị pháp lý và là một “màn kịch” thổi phồng giá trị tài sản có chủ ý.

Bác sĩ chỉ cách đơn giản phòng chống lây nhiễm virus corona

Trước diễn biến khó lường của dịch virus corona trên toàn Thế giới, phòng chống lây nhiễm chính là biện pháp cần được chú trọng hàng đầu. Bên cạnh đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách, còn rất nhiều những biện pháp khác có thể bảo vệ cơ thể không bị lây nhiễm virus. Bác sĩ, PGS Ngô Đức Ngọc, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đưa ra những lời khuyên để hạn chế tối đa sự lây lan của virus corona.

Link bài gốc https://anninhthudo.vn/doi-song/thuc-hu-thong-tin-who-lien-tuc-doi-ten-virus-gay-dich-covid19/843956.antd

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com