Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ SpermQ–OvaQ1: Quảng cáo lừa dối người tiêu dùng?

23/10/2019 11:02

Kinhte&Xahoi Chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, song hai sản phẩm SpermQ và OvaQ1 lại đang được Công ty cổ phần dược phẩm & thiết bị y tế Nhật Đức quảng cáo như thuốc.

Ngày nay, không khó để tìm các cặp vợ chồng gặp vấn đề về vô sinh, hiếm muộn. Trong bối cảnh tỉ lệ người mắc phải ở Việt Nam đang gia tăng, đồng thời đây là một chuyện khó nói thì việc những cặp vợ chồng mắc phải vấn đề này tìm đến các “chuyên gia online” để nhờ tư vấn trở nên phổ biến.


02 sản phẩm SpermQ và OvaQ1 được tiếp thị và phân phối bởi Công ty CP dược phẩm và thiết bị y tế Nhật Đức. 

Trong số nhiều đơn vị đang làm tốt, tư vấn các loại thuốc hay phương pháp điều trị giúp khả năng “có tin vui” của người bệnh được cao hơn thì vẫn còn đó những đơn vị lợi dụng lòng tin của những người bệnh để gieo hy vọng bằng những sản phẩm mà công dụng của nó được “thổi phồng” một cách khó tin.

“Thần thánh hoá” công dụng sản phẩm

Mới đây, báo nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc nghi ngờ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hai sản phẩm SpermQ và OvaQ1.

Sản phẩm SpemrQ được quảng cáo “khác” so với giấy phép do cơ quan quản lý cấp. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm SpermQ và OvaQ1 được sản xuất bởi Công ty Cổ phần dược TW Mediplantex (địa chỉ: thôn Trung Hậu, xã Tiên Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội); Xuất xứ và thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm là Công ty cổ phần công nghệ hoá dược quốc tế Tây Ây (địa chỉ: C2-TT7 KĐT Văn Quán, Yên Phúc, P.Phúc La, Q.Hà Đông, TP Hà Nội); Sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi Công ty CP dược phẩm và thiết bị y tế Nhật Đức (địa chỉ: Tầng 1 số 23/3 phố Phạm Tuấn Tài, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội).

Trên website https://mangthaitunhien.vn được cho là của Công ty CP dược phẩm và thiết bị y tế Nhật Đức, 02 sản phẩm SpermQ và OvaQ1 được quảng cáo với lượng thông tin dày đặc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cả 02 sản phẩm đều có dấu hiệu sai phạm quảng cáo khi “thổi phồng” công dụng sản phẩm; mô tả sản phẩm như thuốc chữa bệnh; sử dụng hình ảnh bác sĩ, chuyên gia để giới thiệu sản phẩm… 

Cụ thể, sản phẩm SpermQ trên được quảng cáo với công dụng như: “Tăng số lượng, chất lượng tinh trùng; Tăng vận động của tinh trùng…” hay sản phẩm OvaQ1 được giới thiệu với công dụng được khẳng định: “Cung cấp dưỡng chất nuôi trứng; Giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt; Giúp khoẻ trứng; Giúp niêm mạc đẹp”.

 Sản phảm SpermQ được cấp giấy phép là TPBVSK.
Sản phẩm OvaQ1 cũng là TPBVSK và công dụng sản phẩm khác xa so với quảng cáo trên website mangthaitunhien.vn.

uy nhiên, theo xác nhận nội dung quảng cáo số 01334/2018/ATTP-XNQC được cấp ngày 20/11/2018 của Cục An toàn thực phẩm thì sản phẩm SpermQ chỉ là Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) và công dụng của sản phẩm chỉ là “Hỗ trợ cung cấp: Lycopene, Acid Folic ; Các chất hỗ trợ tăng cường sức khoẻ sinh sản ở nam giới”. Tương tự, sản phẩm TPBVSK OvaQ1 cũng chỉ có công dụng “Bổ sung Myo-Inositol, Acid Folic và các chất cần thiết hỗ trợ cho phụ nữ trong giai đoạn trước khi mang thai”.

Rõ ràng, một sản phẩm chỉ có công dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết đã được Công ty CP dược phẩm và thiết bị y tế Nhật Đức “đánh tráo khái niệm” bằng những quảng cáo đầy hấp dẫn trên website https://mangthaitunhien.vn.

Hình ảnh bác sĩ, chuyên gia được sử dụng tràn lan trên website của Công ty CP dược phẩm & thiết bị y tế Nhật Đức. 

Ngoài ra, để lấy lòng tin của người bệnh, trên website này cũng xuất hiện hàng loạt bài viết sử dụng hình ảnh của các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia như bác sĩ Nguyễn Thế Lương (Phó Giám đốc bệnh viện Thận Hà Nội); bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Chuyên khoa Phụ sản – BV đa khoa Nông Nghiệp)…

“TPCN, TPBVSK không có tác dụng chữa bệnh”

Để thông tin khách quan, phóng viên đã liên hệ đặt lịch làm việc với Công ty CP dược phẩm & thiết bị y tế Nhật Đức, song sau nhiều lần liên hệ, điều mà phóng viên nhận được chỉ là câu nói “sẽ liên lạc lại ” của nữ nhân viên công ty.

Công ty CP dược phẩm & thiết bị y tế Nhật Đức. 

Theo Bộ Y tế, thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Cụ thể, theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh luôn bị xử phạt rất nghiêm bởi TPCN/TPBVSK Việc chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Vì thế, TPCN/TPBVSK nên tuyệt đối không được ghi là thuốc, có tác dụng điều trị bệnh, thay đổi chức năng bộ phận cơ thể người. Trong khi đó, nhiều công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn muốn quảng cáo quá lên công dụng để thu hút người dùng. Việc quảng cáo sản phẩm phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ba vụ thảm sát người thân rúng động năm 2019

Sau vụ án Nguyễn Văn Đông sát hại cả nhà người em ruột tại Đan Phượng – Hà Nội, một trong những vấn đề dễ dàng nhận thấy, đó là ngày càng có nhiều án mạng do chính người thân trong gia đình gây ra. Và đâu là nguyên nhân của những thảm án ấy?

Theo ĐSPL/ GĐ&PL