Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Trang trại giáo dục nông nghiệp Happy Farm ở Hoài Đức vi phạm Luật Đất đai

22/07/2023 09:35

Kinhte&Xahoi KLTT chỉ rõ, Chủ tịch UBND xã Di Trạch đã tự ý tổ chức triển khai dự án, tạo điều kiện cho cá nhân khác sử dụng đất công khi trưa được cho phép là việc làm vượt quá quyền hạn, trái công vụ, thiếu minh bạch và có biểu hiện động cơ cá nhân.

Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những sai phạm trong việc quản lý, cho thuê 3,57 ha đất để đầu tư khu trang trại giáo dục nông nghiệp tại xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Thanh tra Chính phủ đã ban hành KLTT trên địa bàn huyện Hoài Đức. Trong đó có việc liên quan đến iệc quản lý, cho thuê 3,57 ha đất để đầu tư khu trang trại giáo dục nông nghiệp tại xã Di Trạch.

Theo KLTT, Chủ tịch UBND xã Di Trạch đã tự ý tổ chức triển khai dự án trang trại giáo dục tại khu đất chồng lấn quy hoạch thuộc xã Di Trạch, tạo điều kiện cho bà Nguyễn Thị Hòa Hợp được sử dụng đất công để làm trang trại mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, không có hồ sơ pháp lý về dự án, không có hồ sơ lựa chọn chủ đầu tư, không đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đây là việc làm vượt quá quyền hạn, trái công vụ, thiếu minh bạch và có biểu hiện động cơ cá nhân.

Vào năm 2017, UBND xã Di Trạch có tờ trình UBND huyện Hoài Đức chấp thuận phương án đầu tư khu trang trại giáo dục nông nghiệp Happy Farm. Huyện Hoài Đức có báo cáo đề nghị UBND TP Hà Nội, Sở TN&MT Hà Nội chấp thuận một số hạng mục dựng tạm bằng các loại vật liệu nhẹ, lắp ghép như sắt, tôn, gỗ, tre...

Sau đó, UBND huyện Hoài Đức ban hành quyết định phê duyệt phương án đầu tư khu trang trại, giao Trung tâm Quản lý quỹ đất lựa chọn đơn vị xã hội hóa thực hiện dự án, tiếp nhận hồ sơ, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư… thực chất nhằm hợp thức hóa cho bà Nguyễn Thị Hòa Hợp đầu tư khu trang trại, xây dựng công trình trên đất đã được thực hiện từ trước đó.

Theo KLTT, UBND huyện Hoài Đức phê duyệt phương án cho thuê 3,57 ha đất để đầu tư khu trang trại giáo dục nông nghiệp và chỉ đạo ký hợp đồng cho bà Hợp thuê 3,57 ha đất khi chưa có văn bản chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội về việc cho thuê đã vi phạm điều 59 luật Đất đai 2013.

Trong phương án cho thuê 3,57 ha đất để đầu tư khu trang trại có diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ, làm trái với chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về thủ tục, thẩm quyền và nội dung vì UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với sở Quy hoạch Kiến trúc và đơn vị liên quan rà soát, tham mưu, (ưu tiên phục vụ mục đích trồng trọt) báo cáo UBND thành phố theo quy định.

Để xảy ra sai phạm trên, trách nhiệm thuộc UBND huyện Hoài Đức, trực tiếp là Phó Chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định phê duyệt phương án cho thuê đất, văn bản chỉ đạo cho thuê đất.

Trụ sở UBND xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Ảnh Như Trường

Tại biên bản họp ngày 7/9/2017 giữa đại diện Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc với UBND huyện Hoài Đức đã xác định rõ việc tổ chức cuộc họp để tổng hợp ý kiến thống nhất, báo cáo đề xuất UBND thành phố xem xét, chỉ đạo nội dung vượt thẩm quyền theo quy định. Tuy nhiên, sau đó Sở TN&MT không có báo cáo, đề xuất với UBND thành phố mặc dù việc cho thuê 3,57 ha đất phải được sự chấp thuận của UBND thành phố theo quy định của Luật Đất đai và việc sử dụng đất vào mục đích làm khu vui chơi giáo dục nông nghiệp…

KLTT nêu rõ, UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) huyện hoài Đức ký hợp đồng cho thuê 3,57 ha đất khi chưa xác định được giá cho thuê đất. Trung tâm PTQĐ ký hợp đồng cho thuê đất không có giá cho thuê, bàn giao đất trên thực địa từ tháng 11/2017 nhưng đến ngày 2/4/2019 mới tạm thu 150 triệu đồng tiền thuê đất, dẫn đến việc bà Nguyễn Thị Hoà Hợp trên thực tế đã được thuê, sử dụng diện tích 3,57 ha đất để kinh doanh từ tháng 11/2017 mà không nộp tiền thuê đất… 

KLTT cũng nêu rõ, bà Hợp tổ chức chăn nuôi, huấn luyện ngựa, kinh doanh dịch vụ với hoạt động tương tác trực tiếp giữa vật nuôi với đối tượng chủ yếu là trẻ em, dễ bị tổn thương và dễ lây nhiễm các mầm bệnh. Tuy nhiên, khi cho bà Hợp thuê đất để đầu tư khu trang trại, việc thẩm định các yêu cầu bảo đảm an toàn về thú y, vệ sinh dịch tế, đánh giá tác động môi trường không được thực hiện.

UBND huyện Hoài Đức, UBND xã Di Trạch để cho gia đình bà Nguyễn Thị Hoà Hợp tổ chức xây dựng công trình trên đất khi không được cơ quan có thẩm quyền cho phép là thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng.

Trách nhiệm thuộc UBND huyện Hoài Đức, Giám đốc Trung tâm Quản lý quỹ đất, người trực tiếp ký, tổ chức thực hiện hợp đồng cho thuê đất.

Với những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo, kiểm điểm trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc UBND huyện Hoài Đức ban hành quyết định số 9535/QĐ-UBND ngày 31/10/2017 phê duyệt phương án quản lý, khai thác tạm thu khu đất được GPMB chồng lấn quy hoạch trên địa bàn huyện Hoài Đức làm khu vui chơi, giao dục nông nghiệp phục vụ trẻ em trái với chỉ đạo của UBND thành phố và vi phạm Luật Đất đai.

Yêu cầu UBND huyện Hoài Đức kiểm điểm các đơn vị, cá nhân liên quan để xảy ra sai phạm trong quản lý đất đai, xây dựng tại khu đất 3,57 ha nêu trên. Kiểm điểm, xử lý nghiêm về hành chính với Chủ tịch UBND xã Di Trạch thời kỳ này theo quy định pháp luật; báo cáo Huyện uỷ để xem xét, có hình thức kỷ luật đối với Chủ tịch xã Di Trạch đã lạm quyền, để hộ gia đình bà Nguyễn THị Hoà Hợp khai thác, sử dụng diện tích lớn đất công lập trang trại không đúng quy định.

Đồng thời chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất thanh lý, chấm dứt hợp đồng đã ký với bà Hợp về việc cho thuê 3,57ha đất tại xã Di Trạch, tháo dỡ các công trình vi phạm, bàn giao lại mặt bằng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin khi có thông tin mới.

 N. Trường - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng với quốc phòng, an ninh đất nước.

Muôn kiểu “nạp năng lượng” của người lao động giữa trưa nắng nóng đỉnh điểm

Sau vài ngày thời tiết dịu mát, nắng nóng quay trở lại khiến cuộc mưu sinh của công nhân, lao động nghèo ở Thủ đô vốn vất vả lại thêm khó nhọc bội phần. Họ phải dùng những bữa trưa trên đường phố, tạm nghỉ dưới bóng râm trên vỉa hè, giữ sức để buổi chiều tiếp tục lao động giữa cái nóng “cháy da, cháy thịt".

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/trang-trai-giao-duc-nong-nghiep-happy-farm-o-hoai-duc-vi-pham-luat-dat-dai-d196475.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com