Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác đổi mới sáng tạo

29/06/2019 09:26

Kinhte&Xahoi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam và các nước ASEAN sẵn sàng hợp tác với các nước G20 khuyến khích đổi mới sáng tạo, tranh thủ tối đa lợi ích của kinh tế số, song vẫn bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế và nội luật quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên thứ nhất về Kinh tế toàn cầu, Thương mại và Đầu tư

Ngày 28/6, tại thành phố Osaka, Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu tham dự các hoạt động của Hội nghị Thượng đỉnh G20. Sau Lễ đón chính thức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Lãnh đạo cấp cao các nước đã tham dự phiên thảo luận chuyên đề về kinh tế số do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì.

Tại phiên thảo luận này, lãnh đạo các nước tham dự đã thông qua Tuyên bố Osaka về Kinh tế số; nhấn mạnh tiềm năng to lớn và tầm quan trọng của kinh tế số; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số, tranh thủ tối đa lợi ích của kinh tế số và các công nghệ mới nổi, đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn trong kinh tế số. 

Tại phiên họp chính thức đầu tiên của Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các nhà lãnh đạo thảo luận tình hình, triển vọng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu. Các nhà lãnh đạo đánh giá kinh tế thế giới cơ bản ổn định, song tăng trưởng chậm với nhiều rủi ro; khẳng định tiếp tục sử dụng, phối hợp các công cụ chính sách để thúc đẩy tăng trưởng bền vững, cân bằng và bao trùm, củng cố lòng tin, ngăn ngừa rủi ro bất ổn…

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại trên thế giới đang diễn biến phức tạp, lãnh đạo nhiều nước đề cao hợp tác quốc tế, kêu gọi chống chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy liên kết kinh tế, thương mại và đầu tư, thúc đẩy cải cách WTO, duy trì và củng cố hệ thống thương mại đa phương; tăng cường hợp tác huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Phát biểu tại phiên họp về Đổi mới sáng tạo diễn ra chiều 28/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam xác định kinh tế số là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sẽ ban hành Chiến lược chuyển đổi số quốc gia vào cuối năm 2019.

Thủ tướng hoan nghênh sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về lưu chuyển tự do dữ liệu đi đôi với bảo đảm sự tin cậy; đề nghị cần có khuôn khổ pháp luật, quy tắc toàn cầu về lưu chuyển và quản trị dữ liệu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam và các nước ASEAN sẵn sàng hợp tác với các nước G20 khuyến khích đổi mới sáng tạo, tranh thủ tối đa lợi ích của kinh tế số, song vẫn bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế và nội luật quốc gia. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng hoan nghênh cách tiếp cận của các nước G20 về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) lấy con người làm trung tâm; nhấn mạnh sáng tạo công nghệ mới trước hết phải vì con người và gìn giữ các giá trị đạo đức nhân văn tốt đẹp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu sáng kiến về thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo, trong đó có các trung tâm nghiên cứu – phát triển trí tuệ nhân tạo, để thúc đẩy chia sẻ tri thức, công nghệ mới, hỗ trợ các nước đang phát triển tranh thủ các cơ hội từ đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau và thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các Nhà lãnh đạo tham dự chiêu đãi chính thức của Hội nghị do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì. 


Bên lề hội nghị, ngày 28/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp và trao đổi song phương với Chủ tịch Trung Quốc; Tổng thống Mỹ, Chile; Thủ tướng Ấn Độ, Canada; Chủ tịch Ủy ban châu Âu; Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để trao đổi về các biện pháp tăng cường và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu.

Tại các cuộc gặp, lãnh đạo các nước đều bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, chúc mừng Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và mong muốn tăng cường phối hợp với Việt Nam tại tổ chức chính trị-an ninh quan trọng hàng đầu này. Lãnh đạo các nước cũng bày tỏ ủng hộ Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và mong thúc đẩy quan hệ với ASEAN, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực. Chủ tịch Ủy ban châu Âu chúc mừng việc Việt Nam và EU sẽ ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) vào ngày 30/6/2019, qua đó tạo động lực mạnh mẽ đưa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên lên tầm cao mới.

Trong đó, tại cuộc gặp thứ 3 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong 7 tháng qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định cam kết thúc đẩy các thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những cuộc gặp trước đây và nhất trí thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước, tiếp tục tăng cường, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu.

Tổng thống Donald Trump hoan nghênh và khẳng định ủng hộ hợp tác chiến lược về năng lượng và đề nghị hai nước xây dựng quan hệ thương mại cân bằng, cùng có lợi; hoan nghênh quyết tâm và hành động quyết liệt chống gian lận xuất xứ hàng hóa và gian lận thương mại của Chính phủ Việt Nam.

Tổng thống Mỹ khẳng định tình cảm tốt đẹp đối với nhân dân Việt Nam và luôn ủng hộ phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương.

Thủ tướng Canada chia sẻ các đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là phối hợp trong triển khai và tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước.

Hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác phát triển sang các lĩnh vực mới như tài chính, công nghệ cao, nông nghiệp, năng lượng tái chế... Thủ tướng Canada khẳng định sẽ quan tâm thúc đẩy các biện pháp để tăng cường hơn nữa hợp tác giáo dục, tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang học tập nhiều hơn ở Canada…
 


 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com