Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Xây dựng 3 kịch bản lạm phát từ 3,52 - 4,5%

26/01/2024 10:33

Kinhte&Xahoi Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024.

3 kịch lạm phát cho năm 2024

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, công tác quản lý điều hành giá được thực hiện chủ động, điều hành giá mặt hàng nhà nước quản lý thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm 2023, các quý tiếp theo thực hiện linh hoạt theo diễn biến CPI với mức độ và liều lượng phù hợp, điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá thế giới.

Ảnh minh họa. (Nguồn: VnEconomy)

Chỉ số CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước trong phạm vi lạm phát mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Kết quả này thể hiện công tác điều hành giá sát, đúng với tình hình thực tế và đạt mục tiêu đề ra

Đề xuất các giải pháp điều hành giá trong năm 2024, Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho rằng, việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét, điều này cũng gây áp lực lên điều hành giá.

Trên cơ sở đó, Nhóm giúp việc xây dựng 3 kịch bản lạm phát từ 3,52 - 4,5%. Một số dự báo của các cơ quan chuyên môn độc lập cũng dự báo CPI bình quân năm 2024 xoay quanh mức 3,5 - 4,5%.

Theo ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, cần đặc biệt chú ý điều hành giá lương thực, thóc gạo trong nước do ảnh hưởng bởi xuất khẩu, dự báo sẽ neo ở mức cao. Đồng thời, việc tăng lương ảnh hưởng tâm lý tăng giá; giá nguyên liệu trên thị trường dự báo tăng ảnh hưởng tới trong nước.

Đồng thời, đại diện Bộ Công Thương kiến nghị xem xét điều chỉnh giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các thông số đầu vào của giá điện, đồng thời để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nguồn thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện. Bộ Công Thương sẽ hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều hành phương án giá điện theo đúng quy định.

Còn theo đại diện Bộ Y tế, trong năm 2024 dự kiến sẽ đưa chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý vào giá khám chữa bệnh. Chi phí khấu hao sẽ tính đủ từ năm 2025 trở đi.

Việc chưa tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý, trong khi nhiều bệnh viện đã tự chủ, làm ảnh hưởng tới hoạt động của bệnh viện. Việc tính đúng, tính đủ các chi phí vào giá khám chữa bệnh cần được các cơ quan quản lý đánh giá kỹ tác động trước khi trình Ban Chỉ đạo.

Cần tính toán sớm việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao các Bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ, triển khai các giải pháp để kiểm soát lạm phát trong năm 2023 và đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ ngành phải chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công thiết yếu, quan trọng theo lộ trình thị trường, đặc biệt là giá dịch vụ y tế, giáo dục, mặt hàng xăng dầu.

“Việc tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách; thời điểm điều chỉnh cần tính toán phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần linh hoạt trong quản lý, điều hành để đảo đảm cung cầu hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, không được để đứt gẫy nguồn cung; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả trước các diễn biến bất thường trong cung ứng hàng hóa. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Cùng với đó, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn Luật giá (sửa đổi) sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2024, không để xảy ra khoảng trống pháp lý trong quản lý, điều hành giá.

Lê Hải - Thanh Bình - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/xay-dung-3-kich-ban-lam-phat-tu-352--45-d203786.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com