Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Cần siết nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật

12/02/2023 14:06

Kinhte&Xahoi Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Hoa hậu M.P.T và H.G quảng cáo sản phẩm giảm cân sai sự thật.

Các nghệ sĩ tiếp tay cho gian dối

Tận dụng sự nổi tiếng của mình, những năm gần đây, không ít các nghệ sĩ, “sao” Việt đã xuất hiện dày đặc trên Facebook, YouTube, Twitter, Instagram để quảng cáo các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… mà không bị bất kỳ sự kiểm duyệt nào và các sản phẩm đó cũng không được kiểm chứng về chất lượng của các cơ quan chức năng.

Những nghệ sĩ có tiếng như H.V, V.H, V.D, T.H, C., Q.K, Đ.T, Q.L, K.T.L, N.T, K.M.T… được nhiều doanh nghiệp “ưu ái” mời quảng cáo sản phẩm. Để tăng độ tin cậy, nhiều nghệ sĩ còn tương tác, sử dụng sản phẩm khi livestream. Điều đáng nói, không ít trường hợp nghệ sĩ đã “thổi phồng” quá lố công dụng, hoặc lãi cao dẫn đến vi phạm quy định của pháp luật.

Theo đó, tại kênh Youtube “Shioka - Dứt điểm U xơ - U nang” đăng tải video Diễn viên T.H chia sẻ về Shioka; Diễn viên V.D cảm ơn Shioka đăng tải vào tháng 01/2021; kênh Youtube “Viên Sủi Tiêu U SHIOKA” đăng tải video nghệ sĩ H.Vân chia sẻ về viên sủi shioka đăng tải tháng 10/2020; tại fanpage Facebook "Shioka – đặc trị u nang, u xơ tử cung" có đăng tải một video với nội dung chia sẻ của NSND H.V, kèm theo dòng chữ: "Sạch u xơ, u nang, u vú… công nghệ Nhật nhanh gấp 50 lần không mổ". Nhiều khán giả yêu thích các nữ diễn viên này đã đi mua viên sủi và tá hỏa mình bị… lừa.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có kết luận: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka mà một số trang mạng và clip đang quảng cáo, có nội dung vi phạm, nói không đúng về công dụng của sản phẩm… Cục An toàn thực phẩm cảnh báo để người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka với những công dụng quảng cáo không đúng sự thật và vi phạm trên các trang mạng nêu trên.

M.P.T và H.G cũng quay video quảng cáo cho một thực phẩm chức năng với công dụng giảm cân. Trong video, M.P.T dành những lời có cánh cho sản phẩm như: “Chỉ sau 3 tuần, những vùng hay tích mỡ của Thúy như nọng cằm, bắp tay, bụng, sau đùi giảm rất rõ rệt. Hơn nữa khi sử dụng sản phẩm này, Thúy rất yên tâm vì các thành phần của nó đều là những chất rất tự nhiên”. Tuy nhiên, sản phẩm giảm cân trên đã bị cơ quan chức năng xử phạt và thu hồi giấy phép do quảng cáo sai sự thật. Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cũng ra khuyến cáo người dân không mua, sử dụng sản phẩm vi phạm nêu trên, nên báo cáo với cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có bán các sản phẩm này.

Ngoài sản phẩm trên, một số nghệ sĩ khác cũng tham gia quảng cáo thực phẩm chữa ung thư dạ dày, u nang, viêm họng, làm trắng da…

Nhiều người tiêu dùng cho biết họ lựa chọn sản phẩm vì tin tưởng ca sĩ, diễn viên, người mẫu... đó cũng sử dụng và có hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm, các khán giả thất vọng. Sản phẩm không "thần kỳ" như nghệ sĩ quảng cáo. Trong một video quảng cáo sản phẩm Scurma Fizzy có chức năng “hỗ trợ điều trị” các bệnh về dạ dày, nghệ sĩ Q.L đã nói quá công dụng của sản phẩm như: “Hỗ trợ điều trị tận gốc các tế bào ung thư; giúp tập trung điều trị vết loét, khỏe cho dạ dày và điều trị tốt gấp hơn 70 lần so với curcumin bình thường”.

Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách được shipper giao hàng và thu hộ tiền cho người bán, thậm chí còn không có cả hóa đơn bán hàng. Việc mua bán thiếu minh bạch đó khiến khán giả, khách hàng là người thiệt thòi nhất.

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đồng loạt đăng bài quảng cáo cho một loại tiền ảo hoạt động dưới hình thức đa cấp. Vào tháng 5/2021, nhiều nghệ sĩ Việt, người nổi tiếng chia sẻ danh sách tiền mã hóa đang nắm giữ, trong đó có đồng FXT. Điều này khiến giá token FXT tăng đột biến, lập đỉnh tại mốc giá 0,4255 USD, sau 2 ngày được các KOLs là những nghệ sỹ nổi tiếng quảng cáo. Nhưng sau đó, giá trị tiền ảo này bị tuột dốc không phanh. Ngày 25/6/2021, Lion Group thông báo đóng cửa sàn giao dịch, FXTradingmarkets bằng một "tâm thư chia tay" và hứa hẹn sẽ trở lại. Đồng thời, giá của token FXT từng được các nghệ sĩ Việt quảng bá cũng dần giảm về 0. Nhiều nhà đầu tư hoảng loạn trước thông báo đóng cửa sàn giao dịch, giá của FXT token giảm mạnh. Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, các tổ chức, cá nhân mua các trang web của nước ngoài hoặc tự lập những trang web của nước ngoài để thực hiện hoạt động ngoại hối, thực hiện việc mua bán trên các sàn giao dịch do họ tự lập là hành vi vi phạm pháp luật.

Việc nghệ sĩ dùng tên tuổi, sức hút truyền thông để quảng cáo cho sản phẩm là điều không sai nhưng việc quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, không đúng với lời nói, quảng cáo đa cấp, tiền ảo gây cho người tiêu dùng “tiền mất, tật mang” rất cần lên án.

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam.

Cần xử lý nghiêm khắc

Mặc dù sai phạm đã rõ mồn một nhưng cho đến nay rất ít nghệ sĩ lên tiếng xin lỗi công chúng vì trước đó “lên sóng” ra sức “chém” như vũ bão. Một số người đã lên tiếng xin lỗi khán giả như: Q.L, N.T, H.V, M.P.T, P.M C. Còn số khác thì xóa bài viết, rồi điềm nhiên coi như không có chuyện gì xảy ra. Họ không quan tâm tới những khán giả, khách hàng của họ là nạn nhân tin lời họ “tiền mất, tật mang”. Cái họ quan tâm nhất là thu về bao nhiêu tiền: vài chục triệu, vài trăm triệu đồng từ một “đơn” quảng cáo bất hợp pháp.

Nhiều khán giả bức xúc cho rằng, cần xem xét, bổ sung các quy định pháp luật để ràng buộc những cá nhân, nghệ sĩ khi xuất hiện trong các clip quảng cáo phải có trách nhiệm hơn với phát ngôn của mình. Nghệ sĩ phát ngôn quảng cáo cho sản phẩm bất hợp pháp, phát ngôn sai công dụng điều trị của sản phẩm phải bị xử lý nghiêm khắc vì đưa tin sai sự thật. Không thể đơn giản vì tiền bạc mà sẵn sàng nhận quảng cáo cho một nhãn hàng hoặc sản phẩm mà bản thân mình không hề tin tưởng. Đó là một trong những điều tối thiểu về đạo đức. Huống gì, vấn đề đang được đề cập đến là tiền bạc, sức khỏe, tính mạng con người.

Để chấn chỉnh hành vi trên, cuối tháng 3/2022, Bộ Y tế đã gửi Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công an; UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Trong đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, “thổi phồng” công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Trước đó, ngày 21/5/2021 Cục Văn hóa cơ sở vừa có Văn bản số 338/VHCS-QCTT gửi Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Phát thanh và truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 có quy định về các hành vi bị cấm, trong đó có: "Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố". Việc quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng, theo khoản 5 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.

Hành vi quảng cáo gian dối còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 tội Quảng cáo gian dối. Để bảo vệ người tiêu dùng được sử dụng đúng, an toàn về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ liên quan đến việc quảng cáo, có thể tuỳ vào động cơ, mục đích của tổ chức, cá nhân khi thực hiện việc "quảng cáo sai sự thật" "cung cấp thông tin sai" "dùng thủ đoạn gian dối khác" để xem xét, xử lý đối với hành vi đó được quy định tại Điều 197 tội Quảng cáo gian dối và Điều 198 tội Lừa đảo khách hàng.

Thùy Dương - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/can-siet-nghe-si-quang-cao-sai-su-that-d190025.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com