Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo kêu gọi từ thiện thông qua mạng xã hội

28/09/2021 10:13

Kinhte&Xahoi Thời gian gần đây, nhiều đối tượng đã tạo lập các trang mạng xã hội, với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm. Đây là thủ đoạn mới mà Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cảnh báo người dân.

Gia tăng các thủ đoạn lừa đảo

 Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an cho biết, thời gian gần đây, đơn vị liên tiếp phát hiện một số đối tượng có hành vi tạo lập các trang mạng xã hội với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Thủ đoạn được các đối tượng là lập trang mạng xã hội (chủ yếu trên Facebook), sau đó đăng tải các bài viết, tạo dựng những nội dung không có thật về một số hoàn cảnh đang gặp khó khăn, hoạn nạn cần được giúp đỡ hoặc giả mạo các trang mạng xã hội chuyên làm từ thiện được Nhà nước cho phép, rồi đăng tải bài viết kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ.

Các đối tượng xấu đã tạo dựng những nội dung không có thật về một số hoàn cảnh đang gặp khó khăn, hoạn nạn cần được giúp đỡ để thực hiện hành vi lừa đảo

Thậm chí, một số đối tượng còn sử dụng bài báo viết về các hoàn cảnh khó khăn đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng để dẫn nguồn trên fanpage Facebook, rồi xen cài số tài khoản ngân hàng tiếp nhận từ thiện do các đối tượng tự tạo lập, quản lý để tiếp nhận nguồn tiền ủng hộ. Thông qua các bài viết này, nhiều nhà hảo tâm đã gửi tiền ủng hộ. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, các đối tượng không bàn giao cho các trường hợp gặp hoàn cảnh khó khăn mà sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc chỉ chuyển một phần rất nhỏ để làm hình ảnh nhằm tiếp tục “kêu gọi từ thiện”...

Mới đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh, các đối tượng đã tìm đủ mọi cách đánh vào lòng trắc ẩn cũng như truyền thống tương thân tương ái của các tầng lớp xã hội, các cá nhân có lòng hảo tâm trên khắp cả nước để lừa đảo, trục lợi. Chúng dựng lên những mảnh đời cùng cực bi đát, những số phận éo le, thê thảm, tang thương để đánh vào lòng thương con người.

Đáng nói, nhiều đối tượng xấu còn lấn sâu cả vào các bệnh viện, các đơn vị tuyến đầu chống dịch và nhân danh tổ chức, hội, nhóm thiện nguyện... kêu gọi cộng đồng quyên góp, hỗ trợ, giúp đỡ.

Đơn cử như thời điểm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh phát hiện có 55 ca nhiễm Covid-19 và bị phong tỏa đã xuất hiện một số trang mạng xã hội với danh nghĩa “ủng hộ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, ủng hộ tuyến đầu chống dịch”, sử dụng tài khoản cá nhân quyên góp tiền, hiện vật...

Hình ảnh sư cô Hương Nhũ bị lợi dụng đưa lên mạng xã hội để kêu gọi giúp đỡ

Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo trục lợi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông tin cảnh báo người dân cảnh giác, tránh bị lợi dụng từ những lời kêu gọi không chính thống, bệnh viện mong các nhà hảo tâm thận trọng khi chọn nơi để đóng góp từ thiện.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng cho biết thêm chỉ trực tiếp tiếp nhận tài trợ về vật phẩm, đồ dùng... thông qua đầu mối duy nhất là Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.

Người dân nâng cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo

 Hay trước đó, A05 cũng phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam bắt giữ đối tượng Trần Văn Lâm (23 tuổi, trú tại tỉnh Hà Nam) để điều tra về hành vi lập fanpage Facebook kêu gọi người dân ủng hộ tiền từ thiện rồi chiếm đoạt.

Đối tượng Trần Văn Lâm khai nhận là người thiết lập và sử dụng fanpage Facebook có tên “Hỗ Trợ Trẻ Em”, “Quỹ Bảo Trợ Trẻ Em”, “Quỹ Bảo Trợ Trẻ Em Việt Nam”, “Phật tại tâm”, “Quan thế âm bồ tát”, “Chia sẻ yêu thương”, “Kết nối yêu thương” để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm trên toàn quốc.

Đã có hàng nghìn nhà hảo tâm gửi tổng số tiền hơn 6,6 tỷ đồng đến tài khoản ngân hàng do Trần Văn Lâm tạo lập, quản lý. Tuy nhiên, Lâm không chuyển tiền cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà chuyển đến các tài khoản ngân hàng khác dùng để chơi game bài và chi tiêu cá nhân.

Các đối tượng đã lợi dụng những hoàn cảnh đáng thương để kêu gọi từ thiện hòng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân

Đại diện A05 cho biết, đơn vị đang tăng cường rà soát, đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nhất là các vụ lợi dụng lòng tin của người dân để lừa đảo tiền từ thiện qua mạng xã hội.

Đồng thời, A05 đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện trên các trang mạng xã hội. Trước khi tiến hành chuyển tiền từ thiện, người dân nên yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ hoặc liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi họ điều trị để kiểm chứng thông tin.

Đặc biệt, để tránh bị mắc vào các bẫy lừa đảo, người dân nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, các đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo cho cơ quan công an để kịp thời xử lý.

Thông tin về các mức xử lý đối với hành vi lừa đảo, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: Theo quy định pháp luật, dùng thủ đoạn gian dối giả danh cơ quan tổ chức, nạn nhân, đưa ra các thông tin gian dối để có được tài sản của các nhà hảo tâm sau đó chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên có thể xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, nếu người nào đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện, họ đưa ra những thông tin gian dối là đã trao, tặng. Thực tế, họ không thực hiện hoặc lợi dụng uy tín để nhận tiền của người khác, sau đó gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt một phần tiền hoặc toàn bộ số tiền đó, thì đây là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, với số tiền từ 4 triệu đồng trở lên.

Rõ ràng, hành vi lừa đảo không chỉ thiệt hại về tiền của, thời gian của những nhà hảo tâm, mà còn làm niềm tin về lòng tốt trong xã hội chẳng những không được bồi đắp, mà còn mai một. Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng lên án.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, trách nhiệm của những vụ việc này, không chỉ dành cho đối tượng lừa đảo, mà còn từ sự cả tin, thiếu kiểm chứng, xác thực từ các nhà hảo tâm. Do đó, để lòng tốt được trao gửi đúng chỗ, những người có tấm lòng thiện nguyện nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo cho cơ quan công an gần nhất để kịp thời xử lý.

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/canh-bao-thu-doan-lua-dao-keu-goi-tu-thien-thong-qua-mang-xa-hoi-178741.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com