Xem nhiều

Chính phủ yêu cầu có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “ba tại chỗ”

17/08/2021 16:23

Kinhte&Xahoi Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.

Nội dung này được nêu ra tại tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021 vừa được Chính phủ ban hành.

Mô hình sản xuất “3 tại chỗ” tại Tổng công ty Đức Giang. (Ảnh: Vinatex)

Theo đó, tại nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.

Đồng thời, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... để tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đối với Bộ Công thương, Chính phủ giao bộ này chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương.

Trong “vòng xoáy” dịch bệnh, các doanh nghiệp đối mặt với nhiều nỗi lo, trong đó lo về chi phí, đặc biệt là việc “chảy máu lao động” khi mà dịch bệnh luôn thường trực lấy mất nhân lực của họ. Hơn nữa, tình trạng người lao động rời bỏ thành phố ngày một nhiều đang là yếu tố khiến doanh nghiệp khó trở lại đường đua.

Lãnh đạo một số doanh nghiệp chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong việc triển khai “3 tại chỗ” đó là cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện lớn.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chi phí 3-4 bữa ăn/ngày, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho người lao động ở lại, chi bồi dưỡng thêm cho lao động… Mặc dù có nhiều chế độ để giữ chân lao động nhưng lượng người đăng ký ở lại nhà máy tham gia sản xuất “3 tại chỗ” không đồng đều, có nơi chỉ tổ chức được 10-20% trên tổng số lao động của nhà máy khiến năng suất giảm.

Hầu hết các doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng khó khăn chưa từng có và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới. Các doanh nghiệp đang hết sức lo ngại nếu xuất hiện ca F0 trong nhà máy làm gián đoạn sản xuất, có thể phá hỏng toàn bộ những cố gắng mà họ đang thực hiện.

Hiện một số doanh nghiệp đang buộc phải chịu lỗ để thực hiện phương án “3 tại chỗ” nhằm đảm bảo tiến độ các đơn hàng đã ký kết, tuy nhiên do sức ép về tài chính, họ sẽ không thể bảo đảm sản xuất trong dài hạn.

Đồng thời, nguy cơ thiếu hụt lao động sau khi phục hồi kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc khôi phục hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó khiến họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác.

Cũng như dệt may, ngành thủy sản với đặc thù cần lượng lao động lớn thì việc xáo trộn nguồn nhân lực là tất yếu trong bối cảnh này.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cho biết, để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký, các nhà máy của công ty đã triển khai “3 tại chỗ” với khoảng 50% số lao động. Trong khi công suất giảm một nửa thì chi phí sản xuất đã tăng đến 40% khiến giá thành sản phẩm đội lên nhiều lần và dòng tiền của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, việc thiếu nguồn nhân lực dẫn đến sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, thì các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn cho họ.

Để xóa bất cập sau thời gian thực hiện “3 tại chỗ”, ngày 15/8, Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp TP HCM (HBA) đã kiến nghị được thực hiện “2 tại chỗ - một vùng xanh”; đồng thời muốn được “tiêm vét” vắc xin cho công nhân tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch HBA, để thực hiện, doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng chính quyền xây dựng “vùng xanh”.

Cụ thể, nơi ở của công nhân có thể là nhà riêng/nhà trọ/ khu nhà trọ/ khách sạn nhưng trước hết phải nằm trong “vùng xanh” đã được khảo sát lựa chọn của doanh nghiệp nhằm bảo đảm đi lại bằng xe đưa đón tập trung.

Khi thực hiện phương án này, doanh nghiệp quan hệ chặt chẽ với khu phố/nhà trọ, chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ, phối hợp củng cố xây dựng “vùng xanh” có công nhân cư trú như một “khu an toàn”. Mặc dù chi phí hỗ trợ chắc chắn sẽ tốn kém hơn nhiều so với các phương án khác nhưng công nhân có thể sinh hoạt thoải mái hơn.

Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Châu Âu “chuộng” ngao hấp, luộc của Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ngao chiếm tỷ trọng cao nhất) của Việt Nam, chiếm 60% tổng xuất khẩu sản phẩm này của cả nước.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/chinh-phu-yeu-cau-co-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-san-xuat-ba-tai-cho-174009.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com