Xem nhiều

Công đoàn Thủ đô tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động

10/08/2021 20:34

Kinhte&Xahoi Ngày 9/8, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Nguyễn Phi Thường ký Công văn số 449/LĐLĐ về hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.

Công văn nêu rõ: Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương đã phải thực hiện biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, trong đó có thành phố Hà Nội. Trong đợt thực hiện giãn cách xã hội thứ nhất theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các cấp Công đoàn Thủ đô với vai trò, trách nhiệm của mình đã chủ động, tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo, hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 với nhiều cách làm mới, sáng tạo như tổ chức Chương trình “Xe buýt Siêu thị 0 đồng”, “Gian hàng lưu động 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”... từ đó đã hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu đến hàng chục nghìn đoàn viên, người lao động vượt qua đại dịch bệnh.

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Chính Hữu trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 (Ảnh minh họa: P. Ngân)

Phát huy kết quả đã đạt được, nhằm hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm do dịch bệnh Covid-19; đặc biệt trong bối cảnh thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện việc giãn cách xã hội lần thứ hai, để người lao động yên tâm “Ai ở đâu ở đấy” góp phần cùng Thành phố và cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh, LĐLĐ thành phố Hà Nội yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã; Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương thực hiện một số nội dung.

Trước hết, các cấp Công đoàn căn cứ Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Hướng dẫn số 10/HD-LĐLĐ ngày 27/5/2021; Kế hoạch số 39/KH-LĐLĐ ngày 21/7/2021 và Văn bản số 434/LĐLĐ ngày 02/8/2021 của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội về “Triển khai một số nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cấp Công đoàn Thủ đô” tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, kịp thời và đúng đối tượng.

Công đoàn các cấp ưu tiên nguồn tài chính Công đoàn và kêu gọi từ nguồn xã hội hóa tăng cường các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp bằng kinh phí, lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm do dịch bệnh Covid-19; đặc biệt là người lao động ở các Khu Công nghiệp và Chế xuất (CN&CX), Cụm Công nghiệp tập trung, công nhân lao động (CNLĐ) ở các khu nhà trọ đang phải nghỉ việc do doanh nghiệp dừng hoạt động vì dịch bệnh Covid-19.

LĐLĐ Thành phố yêu cầu mỗi LĐLĐ quận, huyện, thị xã; Công đoàn ngành, Công đoàn Khu CN&CX Hà Nội tổ chức ít nhất 1 “Siêu thị 0 đồng” tại những nơi tập trung đông CNLĐ (theo Kế hoạch ứng phó khẩn cấp của đơn vị) hoặc bố trí ít nhất 1 “Chuyến xe Siêu thị 0 đồng” thường trực hàng ngày, để kịp thời tiếp nhận và thực hiện hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động, báo cáo về LĐLĐ thành phố Hà Nội (qua Tổ ứng phó khẩn cấp).

Cùng đó, Công đoàn các cấp phối hợp với các doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và chính quyền cơ sở, thôn, tổ dân phố khẩn trương rà soát đối tượng CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19; đặc biệt là đối tượng công nhân đang thuê trọ tại các địa bàn dân cư, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; với mức hỗ trợ mỗi “Túi An sinh Công đoàn” gồm: Lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu không quá 200.000 đồng/lao động (hoặc 1 phòng trọ).

Kinh phí mua các sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ CNLĐ chi từ nguồn tài chính Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở 50% và LĐLĐ thành phố Hà Nội hỗ trợ 50% được chuyển khoản về Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để triển khai thực hiện. Danh sách đoàn viên, người lao động được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ và bản sao chứng từ tài chính kèm theo gửi về LĐLĐ Thành phố (Qua Ban chính sách Pháp luật và Quan hệ Lao động) để thẩm định trình Thường trực LĐLĐ Thành phố quyết định hỗ trợ. Tiêu chuẩn hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động do Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện.

LĐLĐ quận Hoàng Mai tổ chức "Gian hàng lưu động 0 đồng" hỗ trợ người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: LĐLĐ quận Hoàng Mai)

Đối với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn tài chính, đề nghị báo cáo về LĐLĐ Thành phố (qua Tổ ứng phó khẩn cấp) để xem xét, tham mưu báo cáo trình Thường trực LĐLĐ Thành phố quyết định cấp hỗ trợ. Trường hợp phát sinh khó khăn trong tổ chức thực hiện, đề nghị các đơn vị phản ánh ngay LĐLĐ Thành phố để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

Trường hợp người lao động bị cách ly tập trung tại doanh nghiệp hoặc nằm trong các khu dân cư bị cách ly, phong tỏa cần hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu; nếu số lượng từ 100 người trở lên thì LĐLĐ Thành phố sẽ triển khai hỗ trợ; nếu dưới 100 người Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tự tổ chức hỗ trợ từ nguồn tài chính Công đoàn của đơn vị và báo cáo kết quả về LĐLĐ thành phố Hà Nội.

LĐLĐ Thành phố yêu cầu Công đoàn các Khu CN&CX và các LĐLĐ quận, huyện có Cụm Công nghiệp tập trung khẩn trương rà soát đối tượng đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, ngừng việc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, lập danh sách gửi về LĐLĐ Thành phố hỗ trợ kịp thời (qua Tổ ứng phó khẩn cấp) trước 10h00 ngày 11/8/2021, đồng thời yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã; Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương công bố số điện thoại đường dây nóng 24/24/7 (qua các nhóm Zalo Công đoàn) để tiếp nhận thông tin yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp của người lao động và Công đoàn cơ sở; cung cấp tên cán bộ phụ trách và số điện thoại đường dây nóng gửi về “Tổ ứng phó khẩn cấp” LĐLĐ Thành phố trước 9h00 ngày 10/8/2021.

LĐLĐ Thành phố giao “Tổ ứng phó khẩn cấp” LĐLĐ Thành phố là bộ phận thường trực, trực tiếp tiếp nhận thông tin, các yêu cầu cần hỗ trợ từ các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; tham mưu Thường trực LĐLĐ Thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 của các cấp Công đoàn Thủ đô.

LĐLĐ Thành phố lưu ý, “Tổ ứng phó khẩn cấp” và đội ngũ cán bộ các cấp Công đoàn Thủ đô tham gia các hoạt động hỗ trợ người lao động phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

 Phạm Diệp -LĐTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Để mô hình “3 tại chỗ” tại các khu công nghiệp, khu chế xuất phát huy hiệu quả...

Trong bối cảnh Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 15 ngày với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, để thực hiện được “mục tiêu kép” – vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất phục hồi kinh tế Thủ đô thì việc đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch là điều vô cùng quan trọng. Một trong những biện pháp được các doanh nghiệp trong các Khu Công nghiệp (KCN), Khu Chế xuất (KCX) triển khai đó là mô hình “3 tại chỗ”.

link bài gốc https://laodongthudo.vn/cong-doan-thu-do-tiep-tuc-ho-tro-khan-cap-cho-doan-vien-nguoi-lao-dong-127905.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com