Xem nhiều

Điểm sáng kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

14/05/2020 15:31

Kinhte&Xahoi Theo nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam có rất nhiều “điểm sáng” để kích thích khả năng phục hồi hậu Covid-19.

 Theo các chuyên gia, bất động sản sẽ là ngành nhanh chóng “bật dậy” sau thời gian dài bị kìm nén bởi dịch bệnh. (Ảnh: TL)

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ, thấp nhất từ năm 2011 tới nay. Tuy nhiên, đây lại là “điểm sáng” của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu (EU) đang chứng kiến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức tăng trưởng âm trong quý vừa qua.

Phần lớn doanh nghiệp Việt là nhỏ và vừa, có sức sống khá bền bỉ, sức bật lên cũng nhanh hơn. Như các dịch bệnh trước đây hay khủng hoảng năm 2008, các doanh nghiệp Việt có khả năng thích ứng và phát triển tốt. 

Doanh nghiệp Việt cũng có thể tận dụng được những thời cơ như CPTPP, EVFTA tới đây, mở ra "đại lộ" xuất khẩu mới sang EU. Dù dịch bệnh bùng phát, nhu cầu tiêu dùng của các nước này giảm sút nhưng vẫn rất khả quan.

Thêm vào đó, việc xuất nhập khẩu có giảm nhưng không đáng kể. Xuất khẩu tăng trưởng 0,7%, nhập khẩu giảm 1,9%, nên mặc dù tổng xuất nhập khẩu giảm nhưng chiều xuất khẩu vẫn tăng. Hiện tại, đầu tư tư nhân chiếm 46% và có tốc độ tăng trưởng 5,2% - mức tăng rất tốt trong bối cảnh dịch bệnh. 

Các gói hỗ trợ của Chính phủ vừa qua rất kịp thời. Gói hỗ trợ 285.000 tỷ đồng của các ngân hàng, giảm lãi suất, hoãn nợ, giãn nợ đang giúp doanh nghiệp yên tâm sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh, không bị phạt nợ quá hạn, không bị nợ xấu.

Gói hỗ trợ 180.000 tỷ đồng của giãn nợ thuế, miễn thuế đất cũng khiến doanh nghiệp cũng có được một lượng tài chính ngay trong tài khoản để hoạt động. Việc giảm nhiều loại chi phí, lệ phí cũng khiến doanh nghiệp giảm được chi phí để chiến đấu với dịch.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tính đến gói 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ chính sách, hộ nghèo, người lao động mất việc. Việc đưa ra các gói hỗ trợ là giải pháp kịp thời giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động trong khủng hoảng, tăng sức đề kháng cho nền kinh tế.

Khả năng “bật dậy” của kinh tế được khẳng định khi Việt Nam là một điểm đến ưa thích đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là đã có hơn 12 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư được thu hút riêng trong 4 tháng đầu năm 2020.

Một số chuyên gia khẳng định, nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn các quốc gia Đông Nam Á khác vào năm 2021. Đặc biệt, nếu các nước như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt tái dịch chuyển các chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 công bố cuối tháng 4, IMF nhận định, Việt Nam “là quốc gia có triển vọng tăng trưởng tốt nhất trong ASEAN”.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Động lực mới cho nền kinh tế hậu Covid-19

Ở Việt Nam, bối cảnh dịch Covid-19 gây nhiều hệ lụy nặng nề cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khiến nhu cầu ưu đãi thuế thu nhập cho các DNNVV đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Tập trung kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%: Ổn định phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với việc phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 5%, Chính phủ, cơ quan chức năng đang nỗ lực bảo đảm kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong năm 2020. Đây là mục tiêu quan trọng để bảo đảm giữ ổn định phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động do dịch Covid-19.

Link bài gốc https://phapluatxahoi.vn/diem-sang-kinh-te-viet-nam-hau-covid-19-192820.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com