Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Ngày cận tết, người xưa chuẩn bị gì để đón Tết

08/02/2024 11:02

Kinhte&Xahoi Người xưa tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, vì vậy những ngày trước Tết, thường trang hoàng lại nhà cửa cho sạch đẹp...

Tết Nguyên Đán là lễ hội đầu tiên của năm và là lễ hội lớn nhất trong truyền thống của người Việt. Đó là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm “tống cựu nghinh tân”, rũ bỏ quá khứ và chào đón tương lai.

Tết Nguyên Đán, "Nguyên" nghĩa là bắt đầu, "Đán" nghĩa là sớm mai. Như thế, Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa bắt đầu một buổi sớm mai. Nghĩa từ nguyên là vậy nhưng chỉ cần nhắc đến 3 từ Tết Nguyên Đán là mọi người Việt, dù ở đâu, dù làm gì, dù giàu hay nghèo cũng đều thấy rộn ràng niềm vui. Những gì thuộc về năm cũ được gác lại để đón chào một tương lai tươi sáng.

Tái hiện khung cảnh đón Tết xưa . (Nguồn ảnh: YN)

Người xưa tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết, thường trang hoàng lại nhà cửa cho sạch đẹp. Họ cũng tất bật sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết, người xưa kiêng không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là cơ hội để chuộc những lỗi lầm. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Để những ngày Tết vẹn tròn, người Việt thường sắm sanh, chuẩn bị từ cả nửa tháng trước.

Mâm ngũ quả

Đây là mâm lễ vật sẽ được bày lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên trong suốt những ngày Tết, gồm có 5 loại quả. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng các quy luật phổ biến đều tựu trung vào con số 5. Ví dụ có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc…

Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và mâm ngũ quả biểu trưng cho sự đầy đủ của loại lễ vật là hoa quả, thanh tịnh và biểu thị sự kính ngưỡng đến thần Phật, gia tiên tiền tổ. Cũng theo quan niệm cổ nhân, quả biểu tượng cho sự sung túc, dồi dào, thành tựu. Quả thường chứa nhiều hạt cũng là nguồn gốc, sự khởi đầu nên quả còn biểu trưng cho sự phồn thực, sinh sôi...

Tùy theo vùng miền mà các loại quả trái trong mâm lễ vật cũng khác nhau. Ví dụ như theo cách phát âm Nam Bộ thì mâm ngũ quả với ước mong “cầu vừa đủ xài” nên thường bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và đôi khi thêm sung hoặc chùm nho. Mâm ngũ quả miền Nam ít khi có nải chuối (sợ bị “chúi”, xui xẻo cả năm) hay trái cam (sợ “quýt làm cam chịu”). Ở miền Bắc thì thường bày biện phong phú nhiều loại quả, miễn sao đủ 5 loại và đẹp mắt là được.

Tựu trung lại, người xưa cho rằng mâm ngũ quả phải hài hòa về mặt âm dương, ngũ hành, có các yếu tố bổ sung, tương hỗ cho nhau. Cụ thể, cần cân đối giữa những trái cây có màu xanh hay màu nhạt, dịu mát tượng trưng cho âm với các trái màu nóng như đỏ cam, vàng rực… tượng trưng cho dương. Người Việt cũng thiên nhiều về hai hành thổ (bởi thổ sinh kim - tượng trưng cho tiền tài) và mộc (là cây cối, phát triển, nảy lộc, bám rễ lâu bền) nên mâm ngũ quả chủ yếu là các trái có vị ngọt (thuộc thổ) như lê, dưa hấu, đu đủ, xoài… và những trái có vị chua (thuộc mộc) như bưởi, cam.

Tranh Tết

Tranh Tết được trưng bày ở Hoàng Thành Thăng Long. (Nguồn ảnh: Dangcongsan.vn)

Không phải là vật trưng đặt ở bàn thờ nhưng tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của cổ nhân. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa. Tranh Tết hàm chứa phần hồn Việt trong lành, nhân hậu, đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh sâu sắc. Những gam màu rực rỡ như khơi gợi lên cảm giác mới mẻ, ấm cúng, rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình.

Trước đây, dòng tranh Đông Hồ là dòng tranh rất được ưa chuộng để treo Tết. Những bức tranh đều hàm ẩn những nội dung tốt lành, những ý nghĩa may mắn. Có thể phân loại tranh Tết của người xưa gồm: Tranh chúc tụng: Tranh gà, lợn, tiến sĩ, Phúc - Lộc - Thọ (hình vẽ hoặc chữ) mỗi bức tranh đều có ý nghĩa của những lời chúc: an lành, giàu sang, tăng phẩm hàm chức tước hoặc con đàn cháu đống.

Tranh để thờ phụng: như Táo quân, Phật Bà, Thổ công, tứ bình (4 loại hoa hay quả), tứ linh (lân, long, qui, phượng), tứ thời (xuân, hạ, thu, đông). Ngoài ra, còn có tranh lịch sử: Tranh vẽ các anh hùng, liệt nữ của dân tộc như Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền... Tranh giáo dục: cóc đi học, Nhị thập tứ hiếu (24 người giữ đạo hiếu), tranh ngụ ngôn, trào lộng như: Chuột đỗ trạng nguyên, chuột vinh quy, đám cưới chuột, chuột mèo hóa giải, hái dừa, thầy đồ cóc...

Tranh Tết với đường nét giản dị tạo cho tranh một sự mộc mạc, phóng khoáng, đơn sơ, dễ cảm thụ. Màu sắc rực rỡ và chú trọng nhất là đường nét đen chạy viền, bố cục không gò bó theo luật tương xứng. Tranh Tết là loại tranh mộc mạc, chân chất đi thẳng vào lòng người những cảm xúc. Tùy tranh mà mang sự tôn nghiêm thờ phụng, khi thì gửi gắm những ước vọng, cầu mong…

Câu đối Tết

Tục này đến nay không còn phổ biến. Tuy thế, đây là thú chơi không thể thiếu của người xưa. Câu đối Tết thường viết trên nền giấy đỏ với ý màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy, hạnh phúc phù hợp với không khí của những ngày Tết cổ truyền.

Người xưa thường treo câu đối ở nơi trang trọng, nhiều người thấy như: cửa ra vào nhà, hai bên bàn thờ... Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, Nôm bởi những người học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian thường gọi là ông đồ. Những dòng chữ thánh hiền không chỉ tỏ ra sự quý trọng “con chữ”, cầu sự học mà con gửi gắm bao ước nguyện thành đạt, rạng rỡ tổ tông.

Ngày nay câu đối Tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ, nhưng theo phong cách thư pháp. Câu đối thời xưa được chia thành 2 loại: loại mang tính quy phạm và loại mang tính thi ứng. Câu đối mang tính quy phạm, thường làm ở trường thi, làm để giáo huấn, thờ phụng… Câu đối mang tính chất thi ứng, thường làm trong các dịp hội hè, nơi các văn nhân đàm luận, trào phúng.

Câu đối ngày xuân là một thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi nhà. Chính vì thế, ngày xuân thời xưa, nếu thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là ngày xuân chưa toàn vẹn. Ví dụ ngay trong một câu đối đặc trưng của ngày Tết: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy Tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác: "Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu. Ủa! Tết!/Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc. Ồ! Xuân!".

Cây nêu

Cây nêu tại Đình Hội An. (Nguồn ảnh: BQL)

Muộn lắm là tới chiều 30 Tết, mọi nhà phải trồng xong cây nêu. Tục này xuất phát từ một truyền thuyết xa xưa, khi con người phải đối chọi với các thế lực ma quỷ từ phương xa đến. Con người trồng cây nêu cao ngất, treo trên đó những món đồ mà tà ma e ngại. Trận chiến xảy ra, loài người chiến thắng, đuổi lũ ma quỷ khỏi đất đai của mình. Từ đó, ở đâu có cây nêu là chứng tỏ địa phận của loài người, ma quỷ không dám tìm đến quấy nhiễu.

Thông thường cây nêu là cây tre đẵn tới gốc, còn nguyên ngọn lá, đem trồng trước sân, kết ba cái lại buộc bó vàng mã, có khi còn thêm cỗ mũ nhỏ, cài cái khánh bằng đất nung. Cây nêu là dấu hiệu báo cho biết đất có chủ và đuổi tà ma. Thời xưa, ở những nơi chật hẹp không tiện trồng nêu thì có thể dùng cành đa, lá dừa cài ở cổng để thay thế.

Xung quanh cây nêu thường được rắc vôi bột hoặc vẽ bàn cờ, cung, nỏ có tên bắn ra đằng trước và hai bên… Dấu hiệu này cũng mang ý nghĩa trấn trừ ma quỷ. Cây nêu được hạ và vàng mã trên đó được đem đi hóa vào ngày mùng 7 tháng Giêng là ngày cuối cùng của Tết Nguyên Đán, còn gọi là lễ khai hạ. Thời xưa, mọi công việc chỉ bắt đầu lại bình thường sau khi cây nêu được hạ xuống.

Việt Quỳnh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/ngay-can-tet-nguoi-xua-chuan-bi-gi-de-don-tet-d204185.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com