Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Qua các vụ bắt hàng “gian” tại Viettel Post: Đề phòng việc “tiếp tay” cho đầu nậu

22/07/2021 06:41

Kinhte&Xahoi Vấn nạn các đối tượng buôn lậu lợi dụng đường bưu chính, chuyển phát nhanh để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm đang nở rộ trong thời gian gần đây.

Nở rộ buôn lậu qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh

 Thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện các vụ việc lợi dụng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh để vận chuyển hàng hóa, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại.

Mới đây, ngày 13/7, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị tiến hành khám phương tiện ô tô tải đang dừng trả hàng tại điểm giao nhận chi nhánh bưu chính Viettel Quảng Trị (Địa chỉ: Số 306 Trần Hưng Đạo, phường 2, thị xã Quảng Trị) thì phát hiện 435 sản phẩm mỹ phẩm các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ.

Trước đó, tháng 9/2020, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tiến hành cũng kiểm tra xe ô tô tải đang vận chuyển hàng hóa từ Bưu cục Viettel Tân Thanh, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng đi huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và phát hiện nhiều sản phẩm chưa rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, có dấu hiệu vi phạm.

Hồi tháng 12/2020, lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn cũng đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với điểm chuyển phát hàng hóa Bưu cục Lộc Bình thuộc chi nhánh Công ty Cổ phần Viettel tại Lạng Sơn thì phát hiện hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.

Cũng tại Lạng Sơn, tháng 11/2019, lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với Đội Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiến hành khám đối với kho tiếp nhận hàng hóa gửi chuyển phát nhanh của Bưu cục Viettel (Địa chỉ số 08, Trung tâm thương mại Đồng Đăng, huyện Cao Lộc) qua đó tạm giữ hơn 70 bao hàng hóa vi phạm.

Tình trạng buôn lậu tại Lạng Sơn diễn ra phức tạp bởi đây là địa bàn có nhiều cửa khẩu giao thương với quốc tế. Các đối tượng đầu nậu lợi dụng đường bưu chính, chuyển phát nhanh để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm từ các địa phương có cửa khẩu quốc tế về các tỉnh, thành phố lớn để tiêu thụ như Hà Nội, TP HCM.

Vụ việc các đối tượng buôn lậu sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của Viettel để vận chuyển hàng nhập lậu hồi tháng 9/2020

Hồi tháng 7/2020, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện cơ sở dịch vụ bưu chính Thuận Phong vận chuyển hàng lậu với quy mô lớn. Cơ sở nằm trong khuôn viên cảng ICD Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Liên quan đến việc này, tại một cuộc họp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, việc các đối tượng dùng kênh bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng giả là một kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng. Một số kho hàng lậu khi phát hiện, có cả xe của bưu chính đỗ tại cửa kho, nhân viên bưu chính mặc áo đồng phục, lấy hàng và chỉ cần một phiếu giao hàng rồi vận chuyển đi khắp nơi.

"Lực lượng quản lý thị trường hay công an, nhìn thấy xe của các hãng bưu chính, ít khi dừng để kiểm tra. Vì do Luật Bưu chính cũng có những cản trở nhất định trong việc giám sát. Chính vì điều này, các đối tượng đã lợi dụng kênh vận chuyển này để vận chuyển hàng giả, hàng lậu, thậm chí hàng cấm", ông Linh cho biết.

Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường) cho biết, hiện nay có quá nhiều đơn vị được cấp phép làm dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh.

Khi gửi qua bưu chính, chỉ cần một phiếu giao nhận, thậm chí các đơn vị vận chuyển hành khách cũng có thể giao hàng. Nhiều mặt hàng được gửi qua bưu chính còn được người gửi bọc dán niêm phong, kẹp chì kỹ càng, do vậy gây khó cho cơ quan chức năng trong việc kiểm tra. Nếu muốn kiểm tra, hàng hóa phải đưa về kho của đơn vị vận chuyển, có các bên cùng mở hàng.

Lấy dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Đức Lê chia sẻ: "Grab cũng được phép làm bưu chính. Ví dụ, tôi đặt giao hàng qua điện thoại, một nhân viên Grab nhận gói hàng và chuyển cho người nhận. Vậy trong cái bọc đấy chứa cái gì, chứa hàng giả, lậu, thậm chí thuốc nổ hay ma túy, cũng không có ai chịu trách nhiệm. Vì theo Luật Bưu chính, đơn vị vận chuyển không phải chịu trách nhiệm, người gửi phải chịu trách nhiệm. Trong khi địa chỉ của người gửi ở trên tờ giao nhận chỉ ghi chung chung, hoặc thậm chí sau khi xác minh địa chỉ còn không có thật".

Đề phòng việc “tiếp tay” cho buôn lậu

Tại Hội nghị tăng cường phòng chống hàng giả, hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính diễn ra đầu năm nay, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thị trường bưu chính Việt Nam có khoảng 550 doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Thông tin và Truyền thông, tình hình kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong khi đó, để kiểm tra, đánh giá và xử lý các vụ việc vi phạm hiện nay còn vướng không ít những khó khăn do bất cập của quy định hiện hành.

Theo Ban Chỉ đạo 389 Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp bưu chính trong việc kiểm soát nội dung gói, kiện hàng hóa khi chấp nhận, vận chuyển. Liên quan đến việc chấp nhận bưu gửi theo quy định của pháp luật bưu chính không bắt buộc phải có hóa đơn, chứng từ.

Tháng 11/2019, lực lượng chức năng thu giữ hàng chục bao hàng hóa tại Bưu cục Viettel thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) để điều tra hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu

Tuy nhiên, Khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm hóa đơn mua bán…

Bên cạnh đó, tại điểm a Điều 11 và Điều 12 Luật Bưu chính không bắt buộc phải có hóa đơn, chứng từ, tuy nhiên khi cung ứng dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp bưu chính phải tuân thủ quy định của pháp luật bưu chính và pháp luật có liên quan khác.

Liên quan đến nội dung này, tại Thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn về việc tạo, lập hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi bán hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, khi bán hàng hóa, bên bán phải lập và giao hóa đơn cho bên mua đối với hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên và hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng khi bên mua có yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Như vậy, khi vận chuyển hàng hóa trên đường đối với những trường hợp trên thì phải có hóa đơn. Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường mà không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Hơn nữa, theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Bưu chính, doanh nghiệp có quyền từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong thực tế, một số doanh nghiệp bưu chính chưa thực hiện đúng theo quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quy định tại khoản 3, Điều 29 Luật Bưu chính là kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhận.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 14 Luật Bưu chính quy định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi; kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trong trường hợp có căn cứ xác định bưu gửi có liên quan đến vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia hoặc hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác, tuy nhiên hiện không rõ vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác cụ thể là vi phạm gì.

Cùng với đó, tại Điều 12 Luật Bưu chính quy định vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính là hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 26 văn bản hợp nhất Luật Thương mại số 03/VBHN-VPQH ngày 28/7/2018 quy định hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp bị áp dụng biện pháp lưu thông trong trường hợp hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh hoặc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

Chia sẻ tính chất pháp lý liên quan đến việc này, Luật sư Phan Thị Lam Hồng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, những quy định hiện hành về kiểm tra, xử lý qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh đang có sự mâu thuẫn của các văn bản quy phạm pháp luật, gây khó cho cơ quan chức năng trong việc quản lý.

Luật sư Hồng cho rằng, việc sửa các quy định của pháp luật liên quan đến công tác kiểm soát hoạt động vận chuyển hàng hóa qua đường bưu chính là cần thiết, tuy nhiên trong lúc chờ sửa các quy định thì việc tăng cường kiểm soát là quan trọng.

Bên cạnh đó, cùng với sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng chính là kênh kiểm soát chặt chẽ, sâu rộng nhất để ngăn chặn nạn lợi dụng mạng lưới bưu chính để gửi hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

"Ở đây tôi không nói các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh phối hợp với các đối tượng buôn lậu để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải đề phòng việc tiếp tay cho buôn lậu từ chính các đơn vị trên, thậm chí là phải truy trách nhiệm liên đới nếu phát hiện vi phạm", vị Luật sư nhận định.

Cũng theo người này, để phòng ngừa các hành vi vi phạm liên quan đến việc chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi là hàng lậu, hàng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, các doanh nghiệp bưu chính cần đề nghị người gửi mang hàng hóa đến đóng gói bằng các hộp chuyên dụng của đơn vị, để kết hợp kiểm tra, phát hiện, ngăn chặp kịp thời các loại hàng hóa cấm gửi.

"Các doanh nghiệp bưu chính cần có quy trình nghiệp vụ và quy chế tự kiểm tra khi liên kết, hợp tác kinh doanh với các đối tác trong việc cung ứng dịch vụ, thuê xe vận chuyển, thuê kho bãi, thuê nhân viên phát cũng như các chương trình quản lý nghiệp vụ khác để phòng ngừa việc lợi dụng mạng lưới của bưu chính để vận chuyển và bán hàng lậu", Luật sư Hồng phân tích.

Văn Thành Nhân - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/qua-cac-vu-bat-hang-gian-tai-viettel-post-de-phong-viec-tiep-tay-cho-dau-nau-170693.html?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com