Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Quảng Ninh: Hàng chục hộ dân xóm ốc đảo phải sống trong cảnh... 4 không!

28/07/2021 15:36

Kinhte&Xahoi Người dân nơi đây hàng chục năm qua phải sống trong cảnh “4 không”: Không điện, không nước sạch sinh hoạt, không đường, không công trình thoát nước”.

Khu dân cư lấn biển 10/10 thuộc phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được triển khai từ năm 1989 khá rộng và thoáng.

Tuy nhiên dù được quy hoạch phân lô bán nền và được cấp sổ đỏ, nhiều hộ dân nơi đây hiện đã xây nhà ở khang trang và sinh sống ở đây từ vài năm đến cả chục năm trước.

Thế nhưng, điều họ bức xúc là hàng chục năm qua phải sống trong cảnh “4 không”: Không điện, không nước sạch sinh hoạt, không đường, không công trình thoát nước.

Dự án khu dân cư gần 20 ha không có hệ thống thoát nước nên mỗi khi mưa to là toàn bộ khu này ngập như một ốc đảo. 

Theo quan sát của PV Pháp luật Plus, toàn vùng dự án khu dân cư 10/10 rộng gần 20ha với hàng trăm lô đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng cả khu vực rộng mênh mông chỉ vỏn vẹn hơn 15 nóc nhà.

Thời gian trước, thấy khu vực này hoang vắng, một số người đã chở vật liệu, rác thải ra đổ trộm khiến nơi này không khác gì bãi rác”.

Do hoang vắng ít người sinh sống nên một số người đã chở vật liệu,rác thải ra đổ trộm.

Chia sẻ với PV, ông Tô Như Tùng (tổ 84 khu 7 a, phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả) cho biết, năm 1993 gia đình ông về thì đây là bãi đất trống, khi gia đình làm nhà thì hệ thống hạ tầng nó chưa có, cũng may thời gian đó người ta xây dựng cầu vượt nên gia đình đã xin kéo điện nước của dự án làm cầu nên mới có điện nước để dùng chứ không có điện nước thì chịu.

Vào những giờ cao điểm, cả nhà không thể sử dụng nhiều thiết bị điện một lúc, vì do đường dây điện chịu tải xa nên dòng điện trên đường truyền tải bị tiêu hao dẫn đến điện sinh hoạt của gia đình nó không đủ tải. Ông cho biết để kéo được điện nước cho sinh hoạt gia đình cũng mất khá nhiều tiền vào thời gian đó.

Tương tự, nhà anh Nguyễn Xuân Mạnh (tổ 84, khu 7A, phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả) cũng vậy.

Anh Mạnh cho biết: Vào năm 2003 nhờ chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân Mỏ than Cọc Sáu thì gia đình anh cũng mua  được lô đất 81m2, gia đình cũng như bao gia đình nơi đây cứ thấp thỏm đợi chờ hạ tầng hoàn thiện thì để xây nhà.

Mãi đến năm 2020, do bức xúc về nhu cầu chỗ ở, vợ chồng anh đành phải làm nhà tại đây. Khi ra đây xây nhà thì “Cả khu vực không có đường điện, hệ thống nước sạch nên gia đình phải tốn hơn 40 triệu đồng để lắp đường điện, đường nước nhờ từ khu dân cư bên cạnh.

Do cả khu vực không có đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước nên mỗi khi mưa xuống, nước dâng cao khiến nhà anh bị nước vây kín cả tuần.

Ngoài ra để nước sinh hoạt có chộ thoát thì gia đình anh đã phải đào tạm một hố ga để cho nước thoát ra ngoài ngấm vào đất.

Do không có hệ thống thoát nước thải nên hộ gia đình anh Mạnh phải tự đào một hố ga tủ bạt lên để làm chộ thoát nước.

Theo tìm hiểu của Phóng viên, dự án khu dân cư lấn biển 10/10 nằm ven quốc lộ 18 thuộc phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả có tổng diện tích 18 ha, được UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý cho Công ty than Cọc Sáu- Vinacomin làm chủ đầu tư từ năm 1989, tổ chức đổ đất lấn biển, tạo mặt bằng từ năm 1991, phê duyệt quy hoạch, đầu tư hạ tầng từ năm 1994 để xây dựng nhà ở cho công nhân Mỏ than Cọc Sáu.

Đến nay dự án đã kéo dài quá lâu (27 năm) đã cấp sổ đỏ cho trên 400 hộ dân nguyên là cán bộ, công nhân của Mỏ, số lô đất chưa được cấp GCNQSDĐ là 260 lô.

Tuy nhiên đến tận nay dự án chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, công trình thoát nước, từ lúc có dự án đến giờ sau gần 30 năm các hộ dân nơi đây muốn làm nhà nhưng không thể xác định được vị trí đất của mình. Nên họ đã làm đơn kêu cứu khắp nơi.

Bỏ một số tiền ra mua đất để ở nhưng hiện nay tại dự án này  mới chỉ có khoảng gần 20 hộ gia đình làm nhà sinh hoạt trong cảnh "Không điện, không nước sạch sinh hoạt, không đường, không công trình thoát nước".

Năm 2017, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh đã kiến nghị chủ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng để bàn giao cho địa phương quản lý theo quy định đối với phần diện tích 402 lô đất đã cấp cho CBCNV của mỏ.

Đối với 260 ô đất chưa chuyển nhượng và phần diện tích đất,( cây xanh thể thao, khu vường công viên, khu chợ thương mại tiêu dùng và đường giao thông ngoài khu vực đât giao cho các hộ dân đầu tư, tập đoàn than TKV và Công ty cổ phần than Cọc Sáu- Vinacomin có văn bản đề xuất chuyển giao cho UBND TP Cẩm Phả quản lý và đầu tư theo quy hoạch chung.

Nhưng 2019, UBND TP Cẩm Phả đã làm việc với Công ty CP Than Cọc Sáu để xác định rõ ranh giới: Phần đất Công ty đã cấp cho CBCNV (402 lô đất) khoảng 12,02ha thì Công ty phải có trách nhiệm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật; phần đất bàn giao về thành phố quản lý (260 lô đất, khoảng 7,97ha) thì UBND TP Cẩm Phả sẽ có trách nhiệm hoàn thiện hạ tầng.

Tuy nhiên, mặc dù phương án này đã báo cáo và được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận, địa phương đã lập quy hoạch, xây dựng giá đất để đấu giá nhưng đến nay Công ty CP Than Cọc Sáu và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vẫn chưa lập hồ sơ bàn giao đất cho UBND TP Cẩm Phả quản lý.

UBND TP Cẩm Phả nhiều lần có văn bản đôn đốc DN hoàn thiện nốt hạ tầng kỹ thuật dự án theo ranh giới đã phân định nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì.

Trao đổi với PV Pháp luật Plus, ông Mạc Văn Đức, Trưởng Phòng Đầu tư - Môi trường, Công ty CP Than Cọc Sáu - Vinacomin cho biết.

Hiện nay Công ty than Cọc Sáu cũng như Tập đoàn không có chức năng kinh doanh bất động sản và không được phép kinh doanh đầu tư ngoài ngành trái với hướng dẫn của Chính phủ và của TKV.

Mặt khác, nếu có được phép thì Công ty cũng không có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu tiếp tục thực hiện đầu tư hạ tầng theo thiết kế được phê duyệt năm 1994 vừa không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vừa không đảm bảo kết nối hạ tầng với diện tích đất còn lại của dự án.

Ông Đức còn cho biết năm 1989, thời điểm thực hiện quy hoạch đó đến nay cũng đã khác nhau. Ngày xưa đường xá không có đường,  không có hệ thống hạ tầng như bây giờ.

Mà nay để làm cơ sở hạ tầng thì Công ty không có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, nếu tiếp tục thực hiện đầu tư hạ tầng theo thiết kế được phê duyệt năm 1994 vừa không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân, vừa không đảm bảo kết nối hạ tầng với diện tích đất chưa chuyển nhượng và diện tích đất( cây xanh, thể thao, khu công viên....) mà công ty đã bàn giao cho UBND TP Cẩm Phả. 

Ngày 11/5/2021, liên ngành của tỉnh Quảng Ninh đã họp, thống nhất và có văn bản số 2069/SXD-TTt ngày 01/06/2021 của Sở Xây dựng báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh.

Cụ thể: Công ty CP Than Cọc Sáu - Vinacomin bàn giao cho UBND TP Cẩm Phả đầu tư toàn bộ hạ tầng của dự án ( gồm 402 ô đất đã được cấp cho các hộ dân, phần đất chưa giao 260 hộ và đất hạ tầng chung còn lại) theo Quy hoạch chi tiết điều chỉnh, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, đảm bảo kết nối đồng bộ hạ tầng toàn bộ dự án.

Công ty CP Than Cọc Sáu - Vinacomin phối hợp với UBND TP Cẩm Phả xác định các hạng mục chưa thực hiện, đã tính trong phương án đấu giá thu tiền của người dân, thuê đơn vị tư vấn căn cứ hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt năm 1994, xác định giá trị theo đơn giá, cơ chế, chính sách tại thời điểm hiện tại để làm cơ sở tính toán chi phí bàn giao lại cho thành phố tiếp tục đầu tư toàn bộ hạ tầng của dự án theo quy hoạch chi tiết điều chỉnh. Thời gian thực hiện các nội dung trên xong trước ngày 30/6/2021.

Nhưng khi PV Pháp luật Plus có trao đổi với ông Bùi Đình Dậu- Chủ tịch UBND Phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả và được ông cho biết: Theo văn bản cuộc họp liên ngành của các Sở ngành tỉnh Quảng Ninh thì yêu cầu Công ty CP Than Cọc Sáu - Vinacomin bàn giao lại các hạng mục cho TP Cẩm Phả tiếp tục đầu tư toàn bộ hạ tầng của dự án theo quy hoạch chi tiết điều chỉnh nhưng đến nay chính quyền vẫn chưa nhận được một động thái nào của Công ty CP Than Cọc Sáu - Vinacomin.


Người dân Khu dân cư lấn biển 10/10 đang ngày đêm mong mỏi hệ thống cơ sở vật chất đi vào hoàn thiện. Người dân được quyền hưởng những thứ cơ bản nhất trên chính mảnh đất hợp pháp của mình.


Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các  đơn vị chức năng xem xét và giải quyết kiến nghị của các cử tri tại Khu dân cư lấn biển 10/10 phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả tránh đơn thư khiếu kiện kéo dài.

 Nguyễn Quang - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/quang-ninh-hang-chuc-ho-dan-xom-oc-dao-phai-song-trong-canh-4-khong-d161848.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com