Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

10 dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

18/01/2022 14:44

Kinhte&Xahoi Chiều 17/1, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì họp báo quốc tế về việc Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp báo quốc tế.

Bảo đảm thống nhất hành động

Thông tin tại họp báo, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã nêu bật 10 dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021.

Dấu ấn đầu tiên là thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và hiến chương LHQ. Trên cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020, Việt Nam đã chủ trì Phiên thảo luận mở và thúc đẩy HĐBA thông qua Tuyên bố Chủ tịch về hiến chương LHQ, góp phần đề cao giá trị dài hạn và các nguyên tắc lớn bảo đảm thống nhất hành động của HĐBA LHQ và cộng đồng quốc tế. Phiên thảo luận có sự tham dự và phát biểu của 111 đại diện các nước, các tổ chức quốc tế, một con số kỷ lục đối với một cuộc họp của HĐBA, cho thấy quan tâm của Việt Nam có sự hài hòa, đồng điệu với quan tâm, lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam cũng đã thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột, từ ngăn ngừa, kiềm chế, đến giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, xử lý hậu quả xung đột, trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết hòa bình tranh chấp, tính đến lợi ích chính đáng của các bên, thúc đẩy cứu trợ nhân đạo, bảo vệ thường dân, đối thoại, thương lượng vì hoà bình và sự phát triển lâu dài của các quốc gia.

Thứ ba là việc tăng cường hành động nhân đạo, bảo vệ thường dân trong xung đột một cách thực chất. Việt Nam đã chủ trì thúc đẩy thông qua Nghị quyết 2573 - Nghị quyết riêng đầu tiên của HĐBA về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân trong xung đột, khẳng định các hành động tấn công nhằm vào trường học, bệnh viện, hạ tầng điện nước... là vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Đây cũng là một trong số rất ít các Nghị quyết được tất cả 15 nước thành viên HĐBA đồng bảo trợ, phản ánh đồng thuận cao của HĐBA.

Thứ tư, Việt Nam đã làm nổi bật hơn và hướng sự quan tâm của HĐBA và cộng đồng quốc tế đến những hậu quả lâu dài của xung đột, chiến tranh đối với cuộc sống của người dân và an ninh, phát triển của các quốc gia, trong đó có vấn đề bom mìn còn sót lại sau xung đột. Trong vai trò Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021, Việt Nam đã thúc đẩy thông qua Tuyên bố Chủ tịch của HĐBA nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế để chung tay giải quyết những hệ luỵ nhức nhối của bom mìn sau chiến tranh đối với an toàn và sinh kế bền vững của người dân, cộng đồng.

Dấu ấn thứ năm, là làm cầu nối và nỗ lực thúc đẩy thực chất việc tăng cường hợp tác giữa LHQ, HĐBA với các tổ chức khu vực trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, nổi bật là việc tổ chức Phiên thảo luận đầu tiên của HĐBA về hợp tác giữa LHQ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như thúc đẩy vai trò trung tâm và sự hiện diện của ASEAN tại HĐBA trong giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Myanmar.

Thứ sáu, thúc đẩy sự quan tâm và giải pháp chính sách hướng tới các nhóm dễ bị tổn thương trong xung đột, nhất là phụ nữ và trẻ em, trong đó có việc tổ chức Hội nghị và thông qua Cam kết hành động Hà Nội về phụ nữ, hoà bình, an ninh (tháng 12/2020), tổ chức Phiên thảo luận mở về tình trạng bạo lực tình dục trong xung đột đối với phụ nữ và trẻ em gái (tháng 4/2021) và tổ chức Phiên họp theo thể thức Arria đầu tiên về vấn đề trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ trong xung đột (tháng 12/2021).

Thúc đẩy hành động chung về các vấn đề an ninh phi truyền thống

Dấu ấn thứ bảy là tích cực thúc đẩy hành động chung về các vấn đề an ninh phi truyền thống bức thiết đối với cộng đồng quốc tế, như ứng phó với đại dịch Covid-19, an ninh biển và nhất là về biến đổi khí hậu, trong đó có việc tích cực tham gia Nhóm nòng cốt của các nước thành viên HĐBA về biến đổi khí hậu (LMG) và Nhóm chuyên gia không chính thức của HĐBA về biến đổi khí hậu (IEG).

Dấu ấn thứ tám là thể hiện sự cân bằng, minh bạch, trách nhiệm trong điều hành, xử lý các công việc chung, góp phần giảm thiểu khác biệt, thúc đẩy đối thoại, hợp tác, nhất là trong vai trò Chủ tịch HĐBA (tháng 1/2020 và 4/2021) và Chủ tịch Ủy ban về Nam Sudan, Chủ tịch Nhóm làm việc về các vấn đề tồn đọng liên quan đến các tòa án hình sự quốc tế, trong đó có việc chủ trì xây dựng Nghị quyết gia hạn định kỳ 2 năm/lần đối với cơ chế này.

Thứ chín, góp phần đề cao tiếng nói của các nước ủy viên không thường trực (UVKTT) HĐBA là đại diện cho tất cả các nước thành viên LHQ, nổi bật là đã chủ trì tổ chức phiên họp hàng năm (tháng 11/2020) giữa 10 nước UVKTT (E10) và 5 nước mới được bầu làm thành viên HĐBA nhiệm kỳ 2021-2022 để trao đổi thông tin, phối hợp công việc.

Cuối cùng, trong vai trò UVKTT HĐBA, đóng góp thiết thực cho công việc chung của LHQ thông qua việc tăng cường cử lực lượng làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ, chủ trì Nghị quyết định kỳ về hợp tác LHQ - ASEAN; đề xuất sáng kiến về Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ về Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, khởi xướng thành lập Nhóm Bạn bè của Công ước Luật Biển UNCLOS 1982.

 Minh Ngọc - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Những hoạt động làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19

Theo nghiên cứu của nhóm cố vấn khoa học trong các tình huống khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh công bố mới đây, đi mua sắm thường xuyên, sử dụng phương tiện công cộng và đến không gian trong nhà đông người là những hoạt động gây nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Cố tình nhiễm Omicron: Khôn hay dại?

Các bác sĩ cho biết có một xu hướng nguy hiểm là những người cố tình lây nhiễm biến thể Omicron để có được kháng thể nhằm chống lại COVID-19.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/10-dau-an-viet-nam-tai-hoi-dong-bao-an-lien-hop-quoc-d175038.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com