Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng nhanh

05/01/2022 07:42

Kinhte&Xahoi Theo chia sẻ của lãnh đạo Cục phòng, chống HIV/AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có xu hướng tăng nhanh.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến công tác phòng, chống HIV/AIDS, phóng viên Pháp luật Plus đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS liên quan đến tình hình dịch HIV.

Nhóm nguy cơ khiến dịch HIV “nóng”

Tình hình dịch HIV biến động như thế nào trong những năm qua, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Năm 1990, Việt Nam phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên. Trên toàn quốc, hiện ước tính có khoảng 250.000  người nhiễm HIV và đã phát hiện khoảng 210.000 trường hợp. Nước ta đang phấn đấu đạt mục tiêu 95-95-95 vào năm 2025, tức là phát hiện được 95% số người nhiễm HIV trong cộng đồng, điều trị ARV cho 95% số người đã được phát hiện và đảm bảo 95% số bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế.

Dịch HIV/AIDS tập trung chủ yếu ở một số nhóm người có hành vi nguy cơ cao, như người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Đặc biệt, dịch HIV tập trung nhiều ở nam giới. Theo số liệu gần đây, trên 80% số người được phát hiện nhiễm HIV là nam.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long trả lời phỏng vấn Pháp luật Plus. Ảnh: Hùng Tâm

Trong những năm gần đây, HIV/AIDS có chiều hướng giảm nhưng tình hình dịch vẫn “nóng”. Đỉnh dịch xuất hiện năm 2007 - 2008, thời điểm đó, mỗi năm phát hiện được khoảng gần 30.000 ca nhiễm HIV. Các năm tiếp theo xu hướng nhiễm HIV giảm. Tuy nhiên, những năm gần đây lại có chiều hướng đi lên ở một số địa phương phía Nam. Riêng năm 2021, phát hiện mới hơn 13.000 ca nhiễm HIV.

Tỷ lệ tử vong liên quan đến HIV giảm đáng kể do điều trị ARV được triển khai rộng rãi. Trước đây, mỗi năm có thể có 10.000 ca liên quan tới HIV tử vong nhưng nay đã xuống dưới 2.000 ca.

Theo tìm hiểu, MSM đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam. Ông lý giải về điều này ra sao, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Tình hình dịch HIV/AIDS trong nhóm MSM đang rất “nóng”. Cộng đồng này ở Việt Nam có rất ít thông tin về số lượng vì hành vi này ít được xã hội chấp nhận, nên họ mặc cảm.

Theo số liệu khảo sát nhanh của Cục phòng, chống HIV/AIDS cùng một số đối tác, ước tính có khoảng 250.000 người thuộc nhóm MSM. Tuy nhiên, một số ước tính khác thì cao hơn gấp nhiều lần, có thể lên đến cả triệu người thuộc nhóm này. Năm 2015, chúng tôi khảo sát thì thấy được tỷ lệ HIV dương tính trong nhóm MSM khoảng 6%, tuy nhiên, năm gần đây, tỷ lệ đã tăng lên 13%, có địa phương lên đến 17%, chủ yếu ở một số khu vực đô thị, khu công nghiệp các tỉnh phía Nam. Đa số MSM nhiễm HIV là người trẻ tuổi, có cả học sinh THPT, sinh viên những năm đầu của các trường Cao đẳng, Đại học...

Quan hệ tình dục đồng giới nam là hành vi nguy cơ gây lây nhiễm HIV rất mạnh. Trong số HIV phát hiện mới thì có 50 - 60% thuộc nhóm MSM, tùy từng địa phương. Có thể nói rằng, nhóm MSM chiếm tỷ lệ lớn khi dịch HIV tăng nhanh, đó là thông số đáng quan ngại. Vì vậy, chúng tôi cũng đang cố gắng tập trung can thiệp để sớm kiểm soát được tình hình dịch HIV/AIDS ở nhóm này.

MSM đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Để hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, cần tăng cường hơn nữa cam kết chính trị, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS; Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn; Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS; Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, khu vực tư nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS…

Những biện pháp dự phòng đối với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV và biện pháp nào hiệu quả nhất, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: HIV chủ yếu lây truyền qua đường máu (sử dụng bơm kim tiêm chung khi tiêm chích ma túy) và con đường tình dục. HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng có thể chủ động phòng tránh được. Có nhiều biện pháp để dự phòng lây nhiễm HIV. Điều quan trọng trước hết để dự phòng lây nhiễm HIV đó là công tác truyền thông, nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS và thay đổi hành vi, tránh hành vi nguy cơ cao thì có thể tránh được lây nhiễm.

Về chuyên môn, hiện có 4 giải pháp chính để dự phòng lây nhiễm HIV: Sử dụng bơm kim tiêm sạch dành cho trường hợp tiêm chích ma túy; Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, chủ yếu là thuốc Methadone (toàn quốc hiện có 52.000 bệnh nhân đang điều trị Methanol hàng ngày, đây là giải pháp mang đến hiệu quả cao dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm nghiện chích ma túy); Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (gọi tắt là PrEP), là giải pháp dùng thuốc cho những người có hành vi nguy cơ cao sử dụng và tránh được những nguy cơ lây nhiễm lên đến 90% HIV từ người khác.

Việt Nam đang kết hợp cả 4 giải pháp trên và trở thành một trong quốc gia triển khai đồng bộ các giải pháp dự phòng lây nhiễm HIV.Đối với PrEP, có 3 tiêu chuẩn để tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, thứ nhất là người đó chưa bị nhiễm HIV, thứ hai là người có hành vi nguy cơ cao trong cuộc sống hàng ngày, thứ ba là tự nguyện tham gia điều trị dự phòng. PrEP là một chiến lược mới, là “lá chắn” hiệu quả góp phần hạn chế sự lây lan của HIV qua đường tình dục đến hơn 90%.

Ở Việt Nam, hiện nay, nhóm MSM được tiếp cận với biện pháp dự phòng nào?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Với nhóm MSM, biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả nhất là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP). Hiện nay, trong số 36.000 khách hàng điều trị PrEP thì khoảng 80% là thuộc nhóm MSM.

Ngoài PrEP, MSM được khuyên dùng bao cao su để dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu MSM có thêm các hành vi nguy cơ cao khác thì có thể dùng thêm các biện pháp dự phòng bổ sung, ví dụ, nếu MSM có nghiện chích ma túy thì dùng thêm Methadone.

PrEP là thuốc uống điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa bị nhiễm HIV.

Nhiễm HIV là nhiễm virus suốt đời

Thưa ông, tại sao các nhà khoa học lại nói “nhiễm HIV là nhiễm virus suốt đời” và hiện tượng tảng băng trong AIDS là gì?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: HIV là một virus phát triển chậm. Khi đột nhập vào cơ thể, HIV bám vào tế bào có điểm tiếp nhận virus, sau đó HIV thoát xác và chỉ bộ gen của nó chui vào tế bào rồi tích hợp vào tế bào của người bị nhiễm. Trên thế giới chưa có bất kỳ một phương thuốc nào được khoa học công nhận chữa khỏi người nhiễm HIV nên những trường hợp nhiễm HIV hiện nay vẫn coi là đang bị nhiễm và phải chăm sóc, quan tâm điều trị suốt đời.

Chúng tôi rất quan ngại, hàng năm vẫn cộng dồn thêm con số 12.000-13.000 trường hợp mới được phát hiện, dẫn đến số lượng người nhiễm HIV cần chăm sóc, điều trị ngày càng tăng. Các phương pháp điều trị hiện nay là dùng thuốc kháng virus ARV có tác dụng ức chế virus nhân lên trong cơ thể, kiểm soát mức virus ở mức thấp, đảm bảo sức khỏe cho người bị nhiễm HIV và hạn chế lây nhiễm HIV cho người khác.

Còn hiện tượng “tảng băng” có thể áp dụng trong nhiều bệnh truyền nhiễm. Phần nhìn thấy được là phần đã phát hiện ra được, như phần nổi của tảng băng chìm; Phần bên dưới chìm không nhìn thấy, tức là những trường hợp chưa được phát hiện trong cộng đồng.

Phần nổi phần chìm ở đây tùy thuộc từng loại bệnh. Những bệnh có tính chất xã hội, bị xã hội kỳ thị thì lại dấu bệnh, phần chìm sẽ nhiều và HIV là một bệnh như vậy. Phần chìm đối với các bệnh truyền nhiễm như HIV là rất nguy hiểm vì không được phát hiện sẽ lây cho người khác. Chúng tôi đang cố gắng phát hiện càng nhiều càng tốt, phấn đấu đạt chỉ tiêu 95% số lượng người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện vào năm 2025.

Điều trị thuốc ARV giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh. Ảnh: Hà Giang

Dịch COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp cận HIV của các quần thể có nguy cơ lây nhiễm cao?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp toàn bộ các vấn đế kinh tế-xã hội, bao gồm cả công tác phòng, chống HIV/AIDS. Có thể thấy được, hệ thống y tế phải tập trung mọi nguồn lực (về nhân lực, tài chính...) vào phòng, chống COVID-19, nên nguồn lực dành cho hoạt động phòng chống AIDS suy giảm đáng kể.

Khả năng tiếp cận đến dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của người dân cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, đặc biệt các trường hợp bị giãn cách xã hội hay trong khu vực cách ly, phong tỏa dẫn đến tình trạng người bệnh không thể đến được các cơ sở điều trị để khám, lĩnh thuốc ARV, uống thuốc Methadone hàng ngày hoặc làm xét nghiệm định kỳ...

Việc cung ứng thuốc ở Việt Nam dựa vào nguồn viện trợ nhiều, nên COVID-19 đã khiến nguồn cung ứng khó khăn và chậm hơn. Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã trình Bộ Y tế để ban hành các hướng dẫn cụ thể để giúp người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS thường xuyên, liên tục.

Cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hoàng Long !

Hùng Tâm - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/ty-le-nhiem-hiv-trong-nhom-quan-he-tinh-duc-dong-gioi-co-xu-huong-tang-nhanh-d174176.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com