Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Thâm nhập đường dây thực phẩm 'bẩn' tại Đại học Thái Nguyên: 'Ép' sinh viên dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc!?

09/10/2018 14:23

Kinhte&Xahoi Đối với sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh- Đại học Thái Nguyên, dường như vấn đề thực phẩm “không rõ nguồn gốc” chẳng còn quan trọng, vì đơn giản họ không có quyền lựa chọn.

Chia sẻ với PV, một cựu sinh viên từng học tại đây cho biết, thông tin Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN), Đại học Thái Nguyên, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc hay bày bán tại Trung tâm đã có từ lâu và không có gì là lạ đối với học viên tại đây. Dù biết những học viên đều “ngậm bồ hòn” không ai dám ý kiến vì lo sợ bản thân gặp phiền phức, chính vì vậy, nhiều năm nay, học viên tại đây vẫn phải chịu cảnh bị Trung tâm “ép” dùng những thực phẩm không rõ nguồn gốc nhiều năm nay.

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên bị phản ánh cung ứng thực phẩm không rõ nguồn gốc vào bữa ăn học viên.

Theo khảo sát của PV, Trung tâm GDQP&AN có 2 khu nhà ăn số 1 và số 2, phía sau là gian bếp - nơi chế biến thực phẩm, phía bên cạnh là 2 nhà căng tin bán nước uống, tạp hoá… phục vụ học viên.

Có mặt tại khu nhà ăn dành cho học viên tại Trung tâm, đều đặn vào 11h sáng và 18 giờ chiều hàng ngày, sau tiếng còi báo hiệu, toàn bộ học viên sẽ tập trung dưới sảnh và xếp hàng đi đến khu nhà ăn. Tại đây, cứ 1 tốp từ 7-8 học viên sẽ ngồi chung một bàn ăn. Trung bình khẩu phần ăn cho mỗi học viên là 15 nghìn đồng/bữa.

Sau khi đăng tải kỳ 1 về thực phẩm không rõ nguồn gốc, PV đã có cuộc khảo sát những học viên tại đây, tuy nhiên học viên tỏ ra khá bình thường trước thông tin PV đưa ra.

Bạn V.L chia sẻ “Thông tin thực phẩm trôi nổi em có nghe qua, nhưng không lấy làm lạ bởi ngoài kia những suất cơm sinh viên họ cũng sử dụng thực phẩm trôi nổi để làm thì mới có cái giá 15 nghìn đồng. Với lại đã học tại đây, đã đóng tiền ăn rồi thì bắt buộc phải ăn tại nhà ăn vì không được phép ra ngoài”.

Qua tìm hiểu từ phía Trung tâm, học viên, khi đã học tại đây thì tất cả học viên đều phải đóng tiền để ăn dù muốn hay không.

Dù luôn khẳng định rau đảm bảo an toàn, chất lượng, có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng, nhưng phía Trung tâm lại không cung cấp cho PV bất cứ giấy tờ nào (?).

Có lợi ích nhóm?

Trao đổi với báo chí về câu chuyện thực hư việc Trung tâm GDQP&AN – Đại học Thái Nguyên cung ứng thực phẩm không rõ nguồn gốc vào bữa ăn học viên, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà - Chánh Văn Phòng Đại học Thái Nguyên thừa nhận “mình biết là Trung tâm GDQP&AN đang có vấn đề, không chỉ ở bữa ăn mà nhiều vấn đề khác”

Về phía Trung tâm GDQP&AN thì lại ngược lại, cán bộ tại đây luôn khẳng định những bữa ăn hoàn toàn an toàn, không có bất cứ vấn đề như báo chí đã phản ánh. Thậm chí đã có Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thanh kiểm tra và đội ngũ từ phía Trung tâm cũng thường xuyên kiểm tra sát sao nhưng không phát hiện bất cứ “dấu hiệu” gì cho thấy việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Việc học viên đóng tiền để được thụ hưởng những thực phẩm sạch, có nguồn gốc thì lại bị “bóp méo” thành những thực phẩm không rõ nguồn gốc là điều không thể chấp nhận được. Vậy số tiền chênh lệch đó đi vào “túi” ai?

Việc thực phẩm không rõ nguồn gốc là sự thực, học viên bị “bóp miệng” để ăn những nguồn thực phẩm đó cũng là sự thực. Nhưng chỉ có phía Trung tâm là chưa thực sự minh bạch trong việc xử lý, kiểm tra để nhiều năm nay thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn ngang nhiên được đưa vào mà không bị phát hiện. Vậy đây là sự tắc trách trong khâu quản lý hay có “lợi ích nhóm” trong sự việc này!?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

 

Theo Khoẻ 365/GĐ&PL

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hấp dẫn vẻ đẹp mùa nước nổi Nam Bộ

Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ, miền Tây quê tôi lại vào mùa nước nổi, con nước từ thượng nguồn sông Mê Kông ồ ạt đổ về mang theo bao nhiêu phù sa, bao nhiêu tôm cá, miền Tây thơ mộng hữu tình như một bức họa đồng quê.

Tranh cãi về dịch vụ cho thuê người đi chơi Trung thu

Trung thu này dân mạng truyền tay nhau thông tin về dịch vụ cho thuê “gấu” khiến nhiều người tò mò, thích thú. Nhưng bên cạnh đó cũng có những ý kiến trái chiều về việc thuê người đi chơi Trung thu có phần lạ kỳ này.

Lồng đèn thủ công truyền thống đang “hồi sinh”

Có một thời, lồng đèn thủ công truyền thống dường như hoàn toàn mất dạng, lép vế trước lồng đèn điện tử xuất xứ Trung Quốc đủ màu sắc, chức năng thu hút con trẻ. Thế nhưng, trong vòng 2 mùa Trung thu gần đây, với sự nỗ lực của các bậc phụ huynh, lồng đèn thủ công đang dần trở lại với trẻ thơ ở TP mang tên Bác.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com