Xem nhiều

'Báo chốt' giao thông trên mạng: Đừng phạm luật vì thiếu hiểu biết

27/10/2023 07:41

Kinhte&Xahoi Trên mạng xã hội hiện có nhiều nhóm “báo chốt” được lập ra nhằm chia sẻ, thông báo khu vực tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan nhà nước.

Tràn lan hội nhóm “báo chốt” giao thông trên mạng xã hội.
 

Lập nhóm để “báo chốt”

Chỉ cần gõ cụm từ “báo chốt” trên trang mạng xã hội Facebook, ngay lập tức hàng trăm hội nhóm chia sẻ, thông báo khu vực tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường sẽ hiện ra. Những cái tên như: “Hội báo chốt/tránh chốt 141 Hà Nội”, “Thông chốt & báo chốt 141”,… hay thậm chí các nhóm còn được phân chia theo từng khu vực của tỉnh như: “Thông báo chốt giao thông Thái Nguyên”, “Hóng chốt thổi nồng độ cồn Đà Nẵng”; “Hội anh em tuân thủ nồng độ cồn Hải Phòng”…

Đặc biệt, các hội nhóm này hoạt động công khai với hàng nghìn cho đến hàng trăm nghìn người tham gia, theo dõi. Các hoạt động trong nhóm diễn ra hết sức sôi nổi khi các thành viên liên tục thông báo các địa điểm, thời gian các chốt tuần tra kiểm soát của lực lượng chức năng bất kể ngày hay đêm. “Tạch tạch Láng Hạ” hay “Cửa Bắc đã bắt đầu phát kẹo Halloween sớm nhé anh em” là những dòng trạng thái được nói lái đi theo các cách khác nhau nhưng đều chung mục đích “báo chốt” cho các thành viên trong nhóm.

Dưới mỗi dòng trạng thái là những lượt thích, những lời bình luận, có người buông lời cảm ơn, có người hướng dẫn đi đường khác tránh chốt và cũng có không ít những bình luận phản cảm. Ngoài nhiệm vụ “báo chốt”, các hội nhóm còn là nơi các tài xế giao lưu bằng các nội dung như hỏi các tuyến đường sắp đi qua có chốt không, hướng dẫn cách “cãi” lại Cảnh sát giao thông khi đi qua chốt, từ chối kiểm tra nồng độ cồn, cho đến các chốt xử lý vi phạm an toàn giao thông khác. Không chỉ có trên Facebook, các hội nhóm tương tự còn xuất hiện ở các nền tảng mạng xã hội khác như Zalo, Telegram,…

Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, hiện nay, trên nhiều nhóm kín mạng xã hội có hành vi chia sẻ, thông báo khu vực tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan nhà nước.

Hành vi phạm luật, gây nguy hiểm cho xã hội

Mới đây, Công an huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt 7,5 triệu đồng đối với một đối tượng về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.

Theo Công an huyện Mỹ Đức, đối tượng này đã đăng tải công khai lên trang Facebook cá nhân của mình dòng trạng thái kèm 2 hình ảnh lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an huyện Mỹ Đức đang phối hợp với Công an xã An Mỹ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm nồng độ cồn. Tại cơ quan Công an, đối tượng vi phạm thừa nhận hành vi vi phạm, chủ động gỡ bài đăng.

Trước đó, lực lượng chức năng Công an tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện và xử lý 5 trường hợp là các quản trị viên của các fanpage, nhóm kín có hoạt động “báo chốt” Cảnh sát giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng và nhiều địa phương khác nói chung.

Căn cứ các tài liệu thu thập được, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 trường hợp Trưởng nhóm là P.A.T (38 tuổi, ngụ TP Đà Lạt) và V.V.M (38 tuổi, ngụ huyện Đức Trọng) tổng số tiền phạt là 15 triệu đồng. Đồng thời xử lý bằng hình thức răn đe, cảnh cáo đối với 03 trường hợp khác và tiến hành vô hiệu hóa 05 nhóm kín có hoạt động “báo chốt” giao thông có số lượng hơn 10.000 thành viên.

Nhiều trường hợp trước khi bị xử phạt vẫn cho rằng hành vi “báo chốt” Cảnh sát giao thông thông qua các nhóm kín trên mạng xã hội là hành vi đơn giản, vô hại. Nhưng chính những nhận thức sai lệch đó đã vô tình tiếp tay gây nguy hiểm cho xã hội, khiến người lái xe chủ quan, mất ý thức trong việc chấp hành luật giao thông.

Qua các sự việc trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không tham gia các hội nhóm có hoạt động thông báo chốt kiểm tra của lực lượng Cảnh sát giao thông hoặc các hội nhóm khác có hoạt động tương tự gây ảnh hưởng đến hoạt động của lực lượng chức năng; Đề nghị người dân trong địa bàn tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng mạng Internet, tránh trường hợp bị xử lý do thực hiện các hành vi vi phạm. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, người dân cần liên hệ ngay Công an xã, thị trấn gần nhất để trình báo và được xử lý.

Hành vi lập nhóm trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook để “báo chốt” Cảnh sát giao thông sẽ bị xử phạt hành chính mức cao nhất 10 triệu đồng. Lỗi vi phạm được xác định ở đây là hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật” (điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử).

Linh Chi - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dịch vụ viết luận văn, tiểu luận thuê: "Chợ" bao giờ hết "họp"?

Thay vì mất cả tuần, hằng tháng để hoàn thành bài tiểu luận, luận văn, nhiều sinh viên, học viên đã bỏ tiền thuê người viết hộ. "Chợ" luận văn, tiểu luận thuê đang diễn ra khá sôi động, từ môi trường mạng đến các điểm in ấn, photocopy trước cổng trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vậy đến bao giờ, việc làm gian lận, sai trái này mới bị xử lý và dẹp bỏ?

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/dien-dan-luat-su-chuyen-gia/bao-chot-giao-thong-tren-mang-dung-pham-luat-vi-thieu-hieu-biet-d200185.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com