Xem nhiều

Cần sớm ngăn chặn những đám cưới vi phạm an toàn giao thông

17/10/2023 13:05

Kinhte&Xahoi Dựng rạp cưới hỏi, ma chay, tiệc tùng lấn chiếm lòng, lề đường đã trở thành một trong những chuyện “thường ngày” tại một số địa phương và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Rạp cưới ngay dưới chân cầu vượt tại TP Thủ Đức.

Biến lòng, lề đường thành sân nhà

Mới đây, một gia đình tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh đã làm cộng đồng “hoảng hốt” vì dựng rạp ngoài đường, ngay dưới chân cầu vượt để tổ chức tiệc cưới. Cụ thể, gia đình trên đã tận dụng một đoạn dài hàng chục mét, bề ngang vài mét ngay chân cầu vượt trên đường Song Hành, Xa Lộ Hà Nội, phường Linh Trung, TP Thủ Đức để dựng rạp, trang trí, sắp đặt bàn ghế như trong khuôn viên nhà mình.

Sau khi những bức ảnh về tiệc cưới này được đăng tải trên mạng, không ít người bày tỏ không đồng tình với hành vi vi phạm an toàn giao thông này. Chủ hộ tổ chức đám cưới trên cũng đã bị cơ quan chức năng nhắc nhở và xử phạt 2,5 triệu đồng vì hành vi sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để dựng rạp trong khu vực đất dành cho đường bộ.

Điều đáng nói là chỉ khi những hình ảnh về rạp cưới này được tung lên mạng thì cơ quan chức năng mới vào cuộc. Trước đó, mặc dù đám cưới làm giữa đường với quy mô không nhỏ, rạp cũng được dựng từ trước khi đám cưới diễn ra, nhưng không thấy địa phương có động thái nhắc nhở, ngăn chặn.

Tổ chức cưới hỏi, ma chay, lấy hè đường và cả lòng đường, lấn chiếm đường đi để làm rạp cưới không quá xa lạ với cư dân ở các khu đô thị. Những tấm bảng “nhà có tiệc cưới xin thông cảm” hay “nhà có tang mời đi lối khác” thường được các gia đình có việc trưng ra khi lấn chiếm lối đi chung. Có những con hẻm, hễ khi nhà nào có tang ma, tiệc cưới là cả xóm không có đường đi lại vì lối đi đã bị rạp và bàn ghế phủ kín. Người dân muốn đi lại chỉ có thể tìm đường khác, hoặc bất đắc dĩ chạy xe xuyên qua đám tiệc.

Vì tâm lý du di, thông cảm, những người dân chung quanh dẫu khó chịu cũng không muốn phản ứng mạnh và đây đó, chính quyền địa phương cũng có tâm lý thả lỏng với hành vi vi phạm này. Tuy nhiên, thực tế việc lấn chiếm lòng, lề đường tổ chức tiệc tiềm ẩn không ít rủi ro. Đã có những trường hợp rạp cưới lấn ra đường, bị các phương tiện mất lái tông thẳng vào đám tiệc khiến gây thương tích.

Cách đây chưa lâu, đoạn video quay cảnh một chiếc container mất lái tông thẳng vào một rạp cưới dựng dưới lòng đường, khiến rạp cưới đổ sập hoàn toàn. Rất may rạp mới dựng chưa có người, thương vong chưa xảy ra. Cũng có những trường hợp chòm xóm cãi nhau, ẩu đả cũng từ chuyện rạp cưới, rạp đám ma gây cản trở giao thông, làm phiền xóm giềng.

Xây dựng nếp sống văn minh, tuân thủ pháp luật

Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Tại khoản 2 Điều 25b bổ sung vào Nghị định 11/2010/NĐ-CP bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định về sử dụng tạm thời một phần lòng đường bộ không vào mục đích giao thông: Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp như điểm trông, giữ ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó; Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị. Thời gian sử dụng từ 22h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau.

Rõ ràng, hành vi dựng rạp lấn chiếm lòng, lề đường đã vi phạm luật giao thông và có chế tài xử phạt theo quy định được áp dụng tại điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi bởi điểm s khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021), phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng với cá nhân vi phạm, bắt buộc phải phá dỡ, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt là 4.000.000 - 6.000.000 đồng.

Thậm chí, hành vi cản trở giao thông đường bộ có thể bị phạt tù theo quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi hành vi cản trở giao thông đường bộ gây ra một hoặc một vài hậu quả có liên quan đến tính mạng hoặc sức khỏe, tài sản của người khác với tính chất, mức độ nghiêm trọng.

Để ngăn ngừa các hành vi cản trở giao thông ngay khi hậu quả còn chưa quá nghiêm trọng, đồng thời góp phần xây dựng nếp sống văn minh, chính quyền địa phương cần có động thái ngăn chặn ngay khi hành vi mới bắt đầu và xử lý nghiêm, xử phạt theo luật định, kết hợp với tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân. Đối với người dân chung quanh và cả những khách tham gia của các buổi tiệc “nguy hiểm” này, nên có thái độ rõ ràng không đồng thuận với hành vi sai phạm, thông báo với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.

 Ngọc Mai - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dịch vụ viết luận văn, tiểu luận thuê: "Chợ" bao giờ hết "họp"?

Thay vì mất cả tuần, hằng tháng để hoàn thành bài tiểu luận, luận văn, nhiều sinh viên, học viên đã bỏ tiền thuê người viết hộ. "Chợ" luận văn, tiểu luận thuê đang diễn ra khá sôi động, từ môi trường mạng đến các điểm in ấn, photocopy trước cổng trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vậy đến bao giờ, việc làm gian lận, sai trái này mới bị xử lý và dẹp bỏ?

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/can-som-ngan-chan-nhung-dam-cuoi-vi-pham-an-toan-giao-thong-d199800.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com