Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Đề xuất bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”: Không thể lấy khái niệm ngày xưa để giải thích thời hiện đại

27/11/2021 14:44

Kinhte&Xahoi Mới đây, đề xuất không nên sử dụng rộng rãi các quan điểm, khái niệm “trồng người”, “Tiên học lễ, hậu học văn” của GS Trần Ngọc Thêm đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Báo Tuổi trẻ Thủ đô xin trích ý kiến của một số chuyên gia giáo dục về vấn đề này.

Bỏ khái nhiệm “Trồng người”, “Tiên học lễ, hậu học văn”

 Bài viết “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” tại Hội thảo giáo dục 2021 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức vừa qua của GS Trần Ngọc Thêm có nêu ý kiến, để có xã hội phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động.

Theo GS Trần Ngọc Thêm, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” không thể hiện được tính dân chủ trong giáo dục

Chúng ta cần loại trừ tính thụ động ở người dưới (học trò, con cái) và tính áp đặt ở người trên (thầy cô, cha mẹ); Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như “con ngoan trò giỏi”, ngoan theo nghĩa dễ bảo, vâng lời, giỏi theo nghĩa thuộc bài…

Trong điều tra về triết lý giáo dục của ông cùng nhóm nghiên cứu trong năm 2020, "bệnh" thụ động chiếm vị trí thứ 4, thói cào bằng đố kỵ ở vị trí thứ 6, thói dựa dẫm ỷ lại đứng vị trí số 8 trong các tật xấu của người Việt.

Theo GS Thêm: “Để có con người sáng tạo, cần thực hiện dân chủ trong giáo dục, cần thay đổi quan niệm về người thầy từ truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình; Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì không thể hiện được tính dân chủ trong giáo dục. Loại bỏ để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo, chống việc nhồi nhét kiến thức, chống việc học thuộc lòng, thay đổi quan niệm về cách biên soạn sách giáo khoa, cách ra đề thi kèm theo đáp áp, chấm dứt cách học bài theo mẫu.

GS Trần Ngọc Thêm

Chừng nào còn đề cao chữ “lễ” để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển.

Tính thụ động của người Việt hội tụ đậm đặc trong giáo dục qua khái niệm “trồng người”. Cách nói này cứ đến 20/11 lại được vang lên rất nhiều lần. Chúng tôi đề xuất không nghĩ và nói “trồng người””, GS Trần Ngọc Thêm nói.

GS Thêm cũng cho rằng, để đổi mới giáo dục thì chìa khóa là triết lý giáo dục. Trọng tâm trong triết lý giáo dục là sứ mệnh và mục tiêu. Sứ mệnh của xã hội Việt Nam hiện nay là xây dựng một xã hội phát triển và mục tiêu cuối cùng là cần có con người sáng tạo. Vì vậy, triết lý giáo dục là phải thay đổi từ hướng đến xã hội ổn định sang hướng đến xã hội phát triển.

Đừng chỉ hiểu chữ “lễ” theo cách ngày xưa

 Nói về vấn đề này, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, sau khi đọc toàn bộ bài tham luận của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, bản thân ông ủng hộ quan điểm của GS Thêm khi cho rằng, bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng con người hiện đại, thúc đẩy sự phát triển của đất nước bằng tri thức, cần giáo dục con người chủ động, sáng tạo, có tư duy phản biện và là con người phát triển.

“Nói đến “Tiên học lễ, hậu học văn”, GS Trần Ngọc Thêm có nói chúng ta sẽ đào tạo ra những con người chỉ biết nghe lời, chỉ biết là công cụ thể thực hành. Tôi bổ sung thêm rằng, việc đưa ra một triết lý giáo dục mới là hoàn toàn đúng, con người phải khẳng định được cái cá nhân của mình mới có thể tự do, dân chủ.

PGS.TS Lê Quý Đức

Quan điểm của thầy Trần Ngọc Thêm đúng nhưng tôi không đồng tình ở chỗ đừng khuôn chữ “lễ” vào phạm vi rất hẹp, đừng chỉ hiểu chữ “lễ” theo cách hiểu ngày xưa. Khi đọc bài viết, tôi hiểu rằng ông đang phê phán chữ “lễ” theo cách hiểu xưa, trò phải nghe lời thầy, thầy giáo áp đặt cho học trò, thầy thể hiện quyền lực với học trò.

Trong kinh tế thị trường hôm nay, cũng có những giáo viên còn lợi dụng quyền uy mà bản thân nghĩ là mình có - sinh ra từ chính chữ “lễ” của xã hội phong kiến để cho rằng thầy có quyền áp đặt trò, thậm chí có những trường hợp lợi dụng quyền đó để kiếm tiền và kiếm cả tình. Nếu hiểu chữ “lễ” là khuôn mẫu áp đặt, là thầy nói trò phải nghe… áp dụng những tiêu chí, tiêu chuẩn của xã hội phong kiến, cổ truyền vào xã hội mới ngày nay không còn phù hợp.

Cái lỗi không phải ở chữ “lễ” mà là do người ta đang hiểu sai chữ “lễ” và áp đặt với nó. Họ vẫn sử dụng cái vỏ ngôn ngữ ấy, cho nó một ý nghĩa cũ và sử dụng ý nghĩa cũ để áp đặt trong xã hội mới. Tôi cho rằng, cần diễn giải lại khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” bằng triết lý giáo dục mới”.

“Tiên học lễ, hậu học văn” chưa bao giờ lạc hậu

 Nói về những quan điểm nêu trên của GS Trần Ngọc Thêm, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội nêu ý kiến:

“Không biết anh Thêm khi bác bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” ở nhà trường thì dựa theo quan điểm nào. Tuy nhiên, theo ý tôi thì câu ấy không bao giờ lạc hậu cả. Ở đây người ta muốn nhấn mạnh là dạy chữ và dạy người. Xưa nay nguyên lý dạy chữ, dạy người không chỉ ở nước ta, mà thế giới đều hướng tới, dạy chữ để dạy người.

GS.TS Đinh Quang Báo

Hai cái đó là dứt khoát phải có và không thể tách chữ ra để hiểu, còn “tiên” với “hậu”, trong lý thuyết hiện đại, khi dạy chữ là nó ra được người, cho nên trong phát triển phẩm chất, năng lực thì “tiên học lễ” thực chất là học phẩm chất. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới có yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Ở các nước, người ta không tách phẩm chất và năng lực nhưng xưa nay vẫn nói đức và tài. Vì thế đức là nói đến phẩm chất, tài là nói tới cái năng lực của con người, đó là thói quen để gọi hai thành phần quan trọng. Tuy nhiên, đứng về mặt giáo dục và đào tạo, khi mình dạy chữ, từ dạy chữ sẽ giáo dục học sinh đạo đức, phẩm chất.

Nếu là giải thích chữ “lễ” (giống thời Nho giáo xưa) thì phải bác bỏ nhưng ngày nay người ta không giải thích “lễ” như thế nữa. “Lễ” hiện nay là đạo đức, ứng xử, trong xã hội. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới có 5 phẩm chất, 3 cặp năng lực, những cái đó cấu tạo thành “lễ”, mà “lễ” ngày nay không chỉ ứng xử giữa con người với con người, mà còn là ứng xử với tự nhiên, với môi trường nữa…

Người thầy giáo tốt là người dạy chân lý, người thầy giáo giỏi là người dạy học sinh tìm ra chân lý… Tôi không thấy câu “Tiên học lễ, hậu học văn” lạc hậu một chút nào nhưng mọi người lại cố tình giải thích theo quan niệm từ xa xưa thì không được. Trụ cột của phổ thông hiện nay là dạy để làm người.

Tôi không phê phán anh Thêm nhưng nếu khái niệm của anh giải thích như thế thì không đúng. Vấn đề ở đây là lấy quan điểm về khái niệm của ngày xưa để giải thích thời hiện đại thì không phải cách tư duy đúng”.

Đình Trung - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/khong-the-lay-khai-niem-ngay-xua-de-giai-thich-thoi-hien-dai-184132.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com