Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Yêu cầu TGĐ từ Trung Quốc sang Việt Nam “gỡ rối” đường sắt Cát Linh - Hà Đông

15/01/2020 14:52

Kinhte&Xahoi Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng Giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang Việt Nam làm việc và giải quyết dứt điểm...

Theo nguồn tin riêng của PV Dân trí, trước tình trạng Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) liên tục “phá sản” kế hoạch vận hành, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã yêu cầu đích thân Tổng Giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang Việt Nam để “gỡ” các vấn đề của dự án này.

Tổng thầu Trung Quốc chưa xác định thời gian hoàn thành Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (ảnh: Toàn Vũ)

Hiện nay, dự án vẫn còn một số tồn tại về an toàn hệ thống Tổng thầu chưa hoàn thiện, các hạng mục chưa phù hợp với thông số kỹ thuật, các thiết bị chưa hoàn thiện theo hồ sơ thiết kế, trong khi đó khối lượng công việc tồn đọng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đặc biệt, Tổng thầu chưa xác định được thời gian vận hành chính thức dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu “chỉ đưa vào khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông khi đảm bảo an toàn tuyệt đối”, Thủ tướng cũng nhấn mạnh những sai phạm tại dự án phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn tin riêng của PV Dân trí cho biết, trước những trì trệ của dự án, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng Giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang Việt Nam làm việc và giải quyết dứt điểm những vấn đề của Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Theo đó, từ ngày 24-26/12/2019, Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án đường sắt đã làm việc với Tổng Giám đốc Tổng thầu Trung Quốc tại Hà Nội. Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo Tổng thầu phải chỉ rõ những công việc tồn tại, hướng giải quyết, xác lập chi tiết thời hạn hoàn thành dự án.

Cùng đó, Bộ GTVT cũng làm việc với tư vấn độc lập, đề nghị đơn vị này có những đánh giá chặt chẽ, khuyến cáo cụ thể với Tổng thầu, yêu cầu khắc phục triệt để các tồn tại của dự án này nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.

Theo Bộ GTVT, việc khó khăn cũng như gia tăng chi phí của Tổng thầu từ việc cung cấp hồ sơ hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Tổng thầu bắt nguồn từ sai sót của Tổng thầu trong việc thỏa thuận với các nhà thầu phụ sản xuất, cung cấp vật tư thiết bị liên quan.

Đến nay, Tổng thầu chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình theo đúng hợp đồng EPC đã ký kết và chủ đầu tư sẽ tiếp tục yêu cầu Tổng thầu thực hiện cũng như xử lý các chậm trễ, vi phạm cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Được biết, để chính thức nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác, các bên liên quan phải hoàn thiện nghiệm thu hoàn thành các hạng mục và công trình; Hội đồng nghiệm thu nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư, đồng ý cho phép nghiệm thu đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được thực hiện từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.  

Với chiều dài hơn 13 km và 12 nhà ga đi trên  cao, ban đầu Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2017 nhưng “lỡ hẹn” và phải lùi thời hạn vận hành sang năm 2018.

Hết năm 2018, tình trạng “lụt” tiến độ đã một lần nữa khiến cho kế hoạch vận hành dự án này bị “phá sản”, Tổng thầu Trung Quốc “hứa hẹn” sẽ khai thác vào tháng 4/2019 nhưng tới hết năm tuyến đường sắt vẫn không thể đưa vào khai thác do Tổng thầu không thực hiện đúng cam kết.  

Không chỉ “bết bát” về tiến độ, tư vấn độc lập của Pháp còn đưa ra nhiều khuyến cáo về sự an toàn của tuyến đường sắt do Trung Quốc thực hiện suốt 10 năm không xong. Trong khi đó, Tổng thầu thừa nhận bị “mất giấy tờ” khi không cung cấp được đầy đủ trong hồ sơ dự án mà tư vấn Pháp yêu cầu.  

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/yeu-cau-tgd-tu-trung-quoc-sang-viet-nam-go-roi-duong-sat-cat-linh--ha-dong-d115227.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com