Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Canada sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần vào cuối năm 2021

26/03/2021 16:20

Kinhte&Xahoi Nếu không hành động kịp thời, khủng hoảng từ ô nhiễm nhựa sẽ tiếp tục “lăn cầu tuyết” trên toàn thế giới.

Lệnh cấm đồ nhựa một lần sẽ được ban hành vào cuối năm 2021.

Trong bối cảnh này nhiều quốc gia đã ban hành những quyết sách quan trọng. Ví như Canada đang dần hoàn thiện pháp luật môi trường trong nước để có cơ chế chặt chẽ để cám đồ nhựa dùng một lần trên toàn quốc.

Canada cam kết cấm đồ nhựa dùng một lần vào năm 2021

Ngày 10/06/2019, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố rằng ngoài việc đất nước này sẽ cấm đồ nhựa sử dụng một lần vào năm 2021, chính phủ sẽ thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Mặc dù lúc này, Trudeau không nêu rõ sẽ cấm những sản phẩm nhựa nào nhưng các nhà quan sát, chuyên gia nghiên cứu đã dự đoán các sản phẩm có tiểm năng bị cấm bao gồm túi nhựa, ống hút nhựa, dao thìa dĩa nhựa, que khuấy bằng nhựa. Tất cả các lệnh cấm đều dựa trên cơ sở khoa học chứng minh và phải được nghiên cứu sâu trên mọi bình diện như ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống của người dân như thế nào..

Ông nói rằng: “Tất cả chúng ta đã nghe đến những câu chuyện và thấy những bức ảnh về tình trang ô nhiễm nhựa toàn cầu hiện nay. Thành thật mà nói, với tư cách là một người cha, thật khó để giải thích điều này cho các con của tôi. Ví như những con cá voi bị chết trôi dạt vào các bãi biển trên thế giới, dạ dày của cũng bị nhét đầy túi nhựa? Hay tại sao nhựa lại có thể xuất hiện ở những điểm sâu nhất của biển Thái Bình Dương?”

Năm 2019, Thủ tướng Canada tuyên bố nước này sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần.  

Đáng nói, Canada là đất nước sở hữu đường bờ biển dài tới 151.019 dặm, được coi là có đường bở biển dài nhất thế giới. Năm 2019, Canada cũng nằm trong danh sách gồm 60 đất nước đã cam kết với Liên Hợp Quốc ban hành cơ chế, lệnh cấm, áp thuế và tiến hành các giải pháp để hạn chế việc sử dụng các loại sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đơn cử, vào tháng 3/2019, Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu sẽ cấm 10 mặt hàng nhựa sử dụng một lần được thấy nhiều nhất trên các bãi biển châu Âu vào năm 2021. EU cũng yêu cầu các quốc gia thành viên chi tiết hoá các cơ chế cấm rác thải nhựa trước năm 2021, và có giải pháp tái chế đến 90% chai nhựa vào năm 2025.

Còn tại châu Á, Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi cũng đa tuyên bố vào năm 2018 rằng đất nước này sẽ loại bỏ tất cả đồ nhựa sử dụng một lần vào năm 2022. Đây được cho là một tuyên bố đầy tham vọng cho một quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Và ngay cả chính phủ Việt Nam trong năm 2019 cũng đã tuyên bố sẽ hướng tới loại bỏ đồ nhựa dùng một lần vào năm 2021. 

Quay trở lại với Canada, Trudeau chỉ ra: Đến năm 2019, đất nước này mới chỉ tái chế được dưới 10% lượng nhựa dùng một lần. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì đến năm 2030, số lượng đồ nhựa bị vứt bỏ sẽ hao hụt đất nước này một lượng tài chính tương đương 11 tỷ USD. Do vậy, cần có các tiêu chuẩn và mục tiêu cho các tỉnh, thành phó và vùng lãnh thổ của Canada để các nhà sản xuất, nhà bán lẻ nhựa có cơ sở và có trách nhiệm hơn với rác thải nhựa của mình.

Từ đó, người tiêu dùng cũng sẽ nhận thức được trách nhiệm của mình với việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là đại dương, khỏi rác thải nhựa. Thủ tướng Canada nhấn mạnh, chính phủ sẽ nỗ lực hết mình để đưa ra những chiến lược phù hợp “nói không với rác thải nhựa”, muộn nhất vào năm 2021, dù cho khó khăn đến mức nào. 

Biến lời nói thành hành động

Thật vậy, vào ngày 7/10/2020, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu, Jonathon Wilkinson, đã công bố kế hoạnh hành động của Canada nhằm đạt mục tiêu không rác thải nhựa vào cuối năm 2021. Khó khăn nhất đến từ đại dịch Covid-19 đã khiến cả thế giới đảo lộn. Người dân ở nhà nhiều hơn, khiến các dịch vụ chuyển phát tăng cao, nhu cầu sử dụng đồ nhựa dùng một lần cũng tăng đột biến.

Dù vậy, Canada vẫn bám sát với mục tiêu tăng cường thu gom, giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần và sẽ ban hành các cơ chế, quy định có hiệu lực, lệnh cấm quyết liệt vào khoảng cuối năm 2021. Canada đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu toàn thế giới về năng lực giảm thiểu chất thải nhựa. đạt không rác thải nhựa vào năm 2030. 

Theo Đánh giá Khoa học về Ô nhiễm Nhựa do Bộ Môi trường và Biến đổi Khí hậu Canada (ECCC) và Bộ Y tế Canada (HC), trong năm 2016, có khoảng 1% tổng số rác thải nhựa ở Canada thải trực tiếp ra môi trường, tương đương 29.000 tấn rác nhựa. Rác thải nhựa không chỉ gây hại cho hệ sinh thái và các loại sinh vật mà còn ảnh hưởng tới con người trên nhiều mặt như sức khoẻ, xã hội, kinh tế,… Dựa trên các cơ sở nghiên cứu khoa học, các báo cáo tác động, chính phủ Canada sẽ điều chỉnh, sửa đổi Đạo luật Bảo vệ Môi trường Canada (CEPA) năm 1999 về việc bổ sung một số quy định cấm các loại nhựa sử dụng một lần.

Rác thải nhựa xuất hiện cả dưới đáy biển. 

Theo đó, thiết lập quy trình ba bước sau đây để xác định các loại nhựa sử dụng một lần nào nên bị cấm hoặc hạn chế. Đầu tiên là phân tích các đặc điểm của nhựa sử dụng một lần gây hại đến môi trường như thế nào, khó bị thu hồi hoặc phục hồi giá trị ban đầu. Tiếp theo là tạo lập các mục tiêu quản lý và dựa trên đó để lựa chọn công cụ thích hợp để đạt được mục tiêu nêu ra. Như vậy, các sản phẩm nhựa một lần có khả năng bị cấm phải đáp ứng: gây hại với môi trường và khó thể phục hồi giá trị. Còn các sản phẩm nhựa có thể được thu hồi và tái chế, đang thực hiện chức năng cần thiết nào đó, có thể được miễn trừ, sau khi đánh giá các tác động môi trường, xã hội, kinh tế. 

Cho đến nay, ECCC đã xác định sáu loại nhựa sử dụng một lần đáp ứng lệnh cấm: túi nhựa, que khuấy, ống hút, dao thìa dĩa nhựa, đại buộc 6 lon bằng nhựa (six packs rings), và đồ dụng phục vụ thực phẩm làm từ các loại nhựa khó xử lý như polystyrene. Lệnh cấm các sản phẩm này dự kiến sẽ có hiệu lược trước khi năm 2021 kết thúc. Theo khuôn khổ của cơ chế này, có thể danh sách các loại nhựa sử dụng một lần bị cấm sẽ tăng lên trong thời gian tới. 
 

Túi nilon sẽ bị cấm tại Canada.  

Bên cạnh các lệnh cấm ECCC cũng kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để cải thiện cách thức quản lý chất thải nhựa, ứng phó biến đối khí hậu, bao gồm việc ngăn chặn, tăng cường thu gom và đổi mới công nghệ khoa học. Chính phủ Canada dự tính khoản đầu tư vào các giải pháp sáng tạo hiện nay của đất nước này có thể cắt giảm 1,8 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm, đồng thời tạo ra 42.000 việc làm cho người dân Canada. 

Một vấn đề khác là công nghệ tái chế không thể theo kịp với sự gia tăng của các loại nhựa mới. Để giải quyết thách thức này, chính phủ Canada đang xem xét ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần, yêu cầu về mức hàm lượng tái chế tối thiểu trong các sản phẩm nhựa và bao bì. Quy định này là cần thiết nhằm tạo ra một thị trường nhất quán và khuyến khích các nhà sản xuất nhựa tái chế. 

Trong khi một số địa phương như Ontario, British Columbia, Nova Scotia, Đảo Prince Edward và Newfoundland và Labrador đã thực hiện các giải pháp tiến tới cấm nhựa sử dụng một lần; những tỉnh khác ở Canada vẫn đang cân nhắc dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội địa phương. 

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 khiến các mặt hàng khẩu trang, găng tay, thiết bị bảo hộ cá nhân làm từ nhựa gia tăng. Nhiều báo cáo khoa học chỉ ra tầm quan trọng của những sản phẩm này trong việc giữ an toàn cho người dân Canada khỏi sự lây truyền dịch bệnh. Đối với những sản phẩm này, giới chức Canada hướng tới các giải pháp quản lý chất thải nhựa vào giai đoạn cuối đời sản phẩm như ngăn chặn, thu gom và xử lý rác thải. 

Có thể thấy, Canada đang rất nỗ lực đạt được mục tiêu không rác thải nhựa vào năm 2030. Tuy nhiên, dù các mục tiêu của chính phủ có vẻ đầy hứa hẹn từ góc độ môi trường và biến đổi khí hậu, một số tỉnh, thành phố, ngành công nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn đánh giá điều này không thực tế và có hại cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp địa phương. Đó là câu hỏi lớn tiếp theo mà giới chức Canada tiếp tục sẽ phải giải đáp.

 Đô Trang -Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/canada-se-cam-do-nhua-dung-mot-lan-vao-cuoi-nam-2021-d151824.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com