Lợi ích và thách thức của ngành thủy điện ở tỉnh nghèo Hà Giang
Kinhte&Xahoi
Phát triển thủy điện là khai thác nguồn nhiên liệu bền vững, mang lại sinh kế cho người dân, song nghành này còn không ít những tồn tại.
Hiện tại Hà Giang có đến 71 tủy điện đã và đang được xây dựng.
Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Hà Giang, tính đến thời điểm hiện tại tỉnh này đã phê duyệt 71 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy là 1.011,45 MW.
Trong đó, có 6 thủy điện được xây dựng, vận hành trước thời điểm phát điện với tổng công suất 19,55 MW và 65 dự án được phê duyệt trong quy hoạch với tổng công suất là 991,90MW (trong đó,: Bộ Công thương phê duyệt 19 dự án, tỉnh Hà Giang phê duyệt 46 dự án).
Tổng số dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 50 dự án (trong đó 28 dự án đã phát điện thương mại: 22 dự án đang chuẩn bị thi công xây dựng và đầu tư).
Trong năm 2018, tổng điện lượng toàn tỉnh phát đạt 2.489 triệu KWh, mang lại tổng doanh thu 2.790 tỷ đồng; Nộp ngân sách thuế 532, 388 tỷ đồng.
Tính đến tháng 9/2019, tổng điện lượng phát điện đạt 2.101 triệu kWh, doanh thu 2.355 tỷ đồng, nộp ngân sách về thuế cho đến tháng 9/ 2019 là 378,931 tỷ đồng, công tác an sinh xã hội đến tháng 9/2019 là 56,757 tỷ đồng.
Các dự án thủy điện được đầu tư, xây dựng và vận hành đã thu hút, giải quyết, tạo việc làm cho một số lao động địa phương. Hiện nay tên địa bàn tinh có 551 lao động có trình độ chuyên nghành từ lãnh đạo quản lý cho đến công nhân trực tiếp vận hành nhà máy. Mang lại thu nhập ổn định cho người lao động.
Ngoài ra, chủ đầu tư nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Công thương và các bộ, nghành liên quan. Sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND –UBND tỉnh Hà Giang trong việc lập quy hoạch tổng thể về phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, nhiều hệ thống văn bản pháp luật đa lĩnh vực từ thủ tục đầu tư, xây dựng, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, tái định canh, định cư…Bộc lộ nhiều ảnh hưởng đến kết quả dự án.
Chính sách bồi thường và hỗ trợ tái định cư có nhiều thay đổi gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện. Công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp đất còn nhiều thủ tục, rườm rà, chậm chạp…
Không những thế, việc đầu tư xây dựng tuyến đường 110KV, các trạm biến áp truyền tải theo quy hoạch còn chậm, chưa đáp ứng kịp với tiến độ đầu tư các nhà máy thủy điện đã dẫn đến khó khăn, trong công tác đầu tư, đấu nối và truyền tải các dự án thủy điện tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh.