ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Quốc gia Hà Nội lọt vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới

12/09/2019 11:02

Kinhte&Xahoi BXH năm 2020 của Times Higher Education, Việt Nam có hai trường, gồm ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, vào danh sách 1.000 trường tốt nhất thế giới.

Ngày 11/9, Times Higher Education đưa ra bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2020.

Năm nay, 3 trường của Việt Nam tham gia đánh giá, trong đó, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Quốc gia Hà Nội lọt top 1.000 trường tốt nhất.

Cụ thể, ĐH Bách khoa Hà Nội đứng trong nhóm 801-1.000. Điểm chung của trường đại 22,2-28,2. Trong đó, chỉ số giảng dạy đạt 14,7, nghiên cứu 8,4, trích dẫn khoa học 42,3, chuyển giao kiến thức 37,2 và triển vọng quốc tế 44,6.
Thứ hạng của các trường Việt Nam trên bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới.

ĐH Quốc gia Hà Nội cũng nằm trong nhóm 801-1.000 với điểm chung đạt 22,2-28,2. Trừ chỉ số trích dẫn (38,8) và chuyển giao kiến thức (36,5) thấp hơn, các chỉ số còn lại đều cao hơn ĐH Bách khoa Hà Nội - giảng dạy (21,9), nghiên cứu (9,1), triển vọng quốc tế (47,4).

ĐH Quốc gia TP.HCM nằm trong nhóm 1.000+ với chỉ số chung đạt 10,7-22,1. Tuy nhiên, chỉ số chuyển giao kiến thức của trường lại cao vượt trội so với hai trường còn lại - đạt 42,8.

Năm nay, bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới được Times Higher Educationđưa ra dựa trên việc đánh giá 13 chỉ số của khoảng 1.400 trường thuộc 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

13 chỉ số được chia thành 5 lĩnh vực, gồm giảng dạy (30%), nghiên cứu (30%), trích dẫn khoa học (30%), triển vọng quốc tế (7,5%) và chuyển giao kiến thức (2,5%). 

Đây là năm đầu tiên Việt Nam có trường tham gia vào bảng xếp hạng này. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Nguồn: Pháp luật Plus