Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Hà Nội đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị: Bảo đảm “đầu ra” cho nông sản

12/11/2021 19:36

Kinhte&Xahoi Liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ, mất an toàn thực phẩm và bảo đảm “đầu ra” cho nông sản. Hiện thành phố Hà Nội đã, đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, trong đó chú trọng củng cố, phát triển các mô hình hiện có và xây dựng mới các chuỗi liên kết cho nhóm sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản...

Thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị nông sản của Thủ đô. Trong ảnh: Chăm sóc hoa lan tại Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng). Ảnh: Trọng Hiếu

Phát huy hiệu quả kinh tế

Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) là đơn vị điển hình trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Với diện tích canh tác 5ha, bình quân mỗi tháng, hợp tác xã cung cấp 5-6 tấn rau sạch cho bếp ăn nhiều đơn vị trong huyện và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm. Sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ ngay đến đó, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng/1ha mỗi năm. Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho biết, cùng với mô hình này, đến nay, Đan Phượng đã xây dựng được 6 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản như: Bưởi tôm vàng, hoa lan hồ điệp, rau hữu cơ… Các chuỗi này đã phát huy hiệu quả kinh tế cao, khẳng định là hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, đến hết quý III-2021, Hà Nội đã có 141 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (tăng 386% so với năm 2015). Nhiều chuỗi được tổ chức khép kín, chủ động hoàn toàn từ khâu sản xuất giống, vật tư, tổ chức trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra các thương hiệu mạnh trên thị trường... Tuy vậy, nhiều chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội vẫn chưa hoàn chỉnh, quy mô nhỏ lẻ, hình thức liên kết theo kiểu "thuận mua - vừa bán", dễ xảy ra tình trạng phá vỡ hợp đồng, dẫn đến việc sản xuất, tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn. "Việc liên kết chưa được như mong muốn nên sản lượng rau của hợp tác xã tiêu thụ qua kênh doanh nghiệp chỉ được 35%, còn lại bà con phải tự tiêu thụ...", Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn Tiền Lệ (huyện Hoài Đức) Nguyễn Văn Hào cho biết.

Trong khi đó, việc được hưởng những cơ chế ưu đãi cũng không dễ. Theo Giám đốc Hợp tác xã rau, quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) Hoàng Văn Thám, dù rất muốn nhưng đơn vị vẫn chưa được hỗ trợ theo Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 5-7-2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98). Đơn cử, Nghị định 98 quy định “hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết” bao gồm nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất mà không hỗ trợ nhà màng, nhà lưới và xe chuyên dụng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến... Trong khi đó, các bên tham gia liên kết rất cần các hạng mục này.

Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hỗ trợ

Làm đất để gieo trồng rau vụ mới tại Hợp tác xã Rau an toàn Tiền Lệ (huyện Hoài Đức). Ảnh: Nguyễn Quang

Để hỗ trợ các liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Văn Chí cho biết: Sở NN&PTNT Hà Nội đã đề nghị Bộ NN&PTNT ban hành thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định 98 và sửa đổi, bổ sung một số nội dung để phù hợp với nhu cầu thực tế...

Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa Dương Hồng Điệp, UBND huyện đã, đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập chuỗi liên kết trong sản xuất; hỗ trợ các mô hình vay vốn ưu đãi, giới thiệu doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm... Từ phía doanh nghiệp, Giám đốc Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam Đỗ Hoàng Thạch cho biết, công ty đang liên kết với nhiều vùng sản xuất nông sản của Hà Nội và đặc sản vùng miền trên cả nước. Để hoạt động liên kết bền chặt, đơn vị cung cấp sản phẩm phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng...

Về vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2085/QĐ-UBND ngày 11-5-2021 ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021-2025. Kinh phí thực hiện gồm nguồn ngân sách thành phố dự kiến là hơn 366 tỷ đồng (chiếm 35%) và kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết, dự kiến hơn 670 tỷ đồng (chiếm 65%). Mục tiêu của kế hoạch là: 100% liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng; 100% các chủ thể tham gia liên kết chuỗi được đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; tổ chức sản xuất theo hình thức tiên tiến, hiện đại, tạo giá trị gia tăng cho liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...

Thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tập trung rà soát các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhằm định hướng xây dựng chuỗi liên kết đáp ứng yêu cầu mới. Thành phố sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, kho tàng, nhà xưởng chế biến... nhằm nâng cao giá trị gia tăng phục vụ hệ thống phân phối của doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu. Đối với các hợp tác xã, tập trung hỗ trợ giống, vật tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của các hệ thống phân phối: Siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, bếp ăn tập thể...

Bên cạnh những hỗ trợ từ Nhà nước, các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng phải xác định được vai trò đầu tàu trong chuỗi liên kết để tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững.

 Nguyễn Mai - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1017156/ha-noi-day-manh-san-xuat-nong-nghiep-theo-chuoi-gia-tri-bao-dam-dau-ra-cho-nong-san?fbclid=IwAR3Rt0fMVEeFhQaB5HUxtNiGDN9wiSTyiSdLviKlLTj5SHX7fz2rqIs6N8A

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com