Mức phạt đối với tài xế uống rượu bia

12/06/2019 10:00

Kinhte&Xahoi Xin hỏi, mức xử phạt đối với tài xế uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông thế nào?

Bộ Công an trả lời:

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

- Tại Điểm a Khoản 6 Điều 5 quy định hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Biện pháp ngăn chặn: Tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

- Tại Điểm b Khoản 8 Điều 5 quy định hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

Biện pháp ngăn chặn: Tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

- Tại Điểm a Khoản 9 Điều 5 quy định hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng;

Biện pháp ngăn chặn: Tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

- Tại Điểm b Khoản 9 Điều 5 quy định hành vi: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng;

Biện pháp ngăn chặn: Tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

1.2. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

- Tại Khoản 6 Điều 6 quy định hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Biện pháp ngăn chặn: Tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

- Tại Điểm c Khoản 8 Điều 6 quy định hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

Biện pháp ngăn chặn: Tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

- Tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 quy định hành vi: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

Biện pháp ngăn chặn: Tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

Theo Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…