Xem nhiều

Bộ Tài chính đề nghị đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với 4 địa phương

23/04/2023 15:59

Kinhte&Xahoi Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đề nghị Lãnh đạo các địa phương phải đúng nguyên tắc, tiêu chí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, rà soát những dự án đã được giao kế hoạch không có khả năng giải ngân.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Bộ Tài chính)

Bộ Tài chính đã có công văn số 3780/BTC-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 theo Quyết định số 235/QĐ-TTg đối với 4 địa phương: Đắk Nông, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương.

Trên cơ sở kết quả làm việc với các địa phương của Tổ công tác số 5, Bộ Tài chính đã có công văn số 3780/BTC-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 theo Quyết định số 235/QĐ-TTg đối với 4 địa phương: Đắk Nông, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương.

4 địa phương giải ngân vốn chưa cao

Theo đó, về kế hoạch vốn năm 2023 được Thủ tướng chính phủ giao cho 4 địa phương là trên trên 31,4 nghìn tỷ đồng, tổng số vốn đã phân bổ chi tiết của 4 địa phương là trên 41,7 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, đối với vốn ngân sách trung ương: Thủ tướng Chính phủ giao trên 9,3 nghìn tỷ đồng, 4 địa phương phân bổ 8,73 nghìn tỷ đồng, đạt 93,31 % kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao; có 03 địa phương Đắk Nông, Gia Lai, Đồng Nai chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2023.

Đối với vốn ngân sách địa phương: Thủ tướng Chính phủ giao gần 22,1 nghìn tỷ đồng, địa phương phân bổ trên 33 nghìn tỷ đồng, cao hơn số vốn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao khoảng 10,9 nghìn tỷ đồng, tăng 149,39%. Tuy nhiên, tỉnh Gia Lai mới phân bổ vốn ngân sách địa phương đạt 91,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Về tình hình giải ngân của 4 địa phương tính đến ngày 31/3/2023 được 2.791 tỷ đồng, đạt 8,78% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; ước 04 tháng năm 2023 giải ngân được 4,2 nghìn tỷ đồng, đạt 13,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể như sau: Tỉnh Đắk Nông đạt 12,07%, ước 4 tháng đạt 18,61%. Tỉnh Gia Lai đạt 4,36%, ước 4 tháng đạt 13,82%. Tỉnh Đồng Nai đạt 8,95%, ước 4 tháng đạt 12,57%. Tỉnh Bình Dương đạt 9,37%, ước 4 tháng đạt 14,64%.

Ngoài ra, các địa phương đều có các dự án chưa giải ngân hoặc số vốn đã giải ngân rất thấp (dưới 5% kế hoạch vốn năm 2023). Cụ thể: tỉnh Đắk Nông 36 dự án; tỉnh Gi

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải ngân vốn đầu tư công

Trên cơ sở báo cáo về tình hình thực hiện vốn đầu tư công năm 2023 của 4 địa phương và tổng hợp những vướng mắc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Tổ trưởng Tổ công tác số 5 đã ký công văn số 3781/BTC-ĐT ngày 18/4/2023 gửi các địa phương chỉ đạo triển khai các giải pháp.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị Lãnh đạo các địa phương phải đúng nguyên tắc, tiêu chí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, rà soát những dự án đã được giao kế hoạch không có khả năng giải ngân (nhất là các dự án đến nay có số giải ngân bằng 0) để phân bổ đủ kế hoạch vốn cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán, dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2023 còn thiếu vốn, mới xem xét bố trí kế hoạch vốn cho dự án khởi công mới đảm bảo đúng quy định về nguyên tắc phân bổ vốn; khẩn trương phân bổ chi tiết hết số vốn kế hoạch năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho các dự án để không ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn; Khẩn trương triển khai các giải pháp để đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư để phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao theo đúng quy định; Nhập đủ, kịp thời kế hoạch vốn của từng dự án trên Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) đối với số phân bổ chi tiết đủ điều kiện thanh toán theo quy định.

Đề nghị các địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của các dự án ngay từ những tháng đầu năm; kịp thời, chủ động tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thi công và giải ngân của từng dự án, cụ thể: chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có khả năng giải ngân cao, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan để giải quyết các vướng mắc phát sinh hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý các vướng mắc vượt thẩm quyền của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương

Bộ trưởng cũng đề nghị các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án phải phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, đơn vị cung ứng vật tư, vật liệu để giải quyết các khó khăn, vướng mắc về nguồn cung nhằm đảm bảo điều kiện thi công, đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói thầu. Trường hợp cần tăng mức tạm ứng vốn để đáp ứng nhu cầu cung ứng vật tư, vật liệu, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định theo thẩm quyền phù hợp với quy định về nguyên tắc tạm ứng vốn, bảo lãnh tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, có hiệu quả.

Phối hợp với nhà thầu để hoàn thiện hồ sơ tạm ứng, thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi ngay sau khi đủ điều kiện tạm ứng vốn hoặc có khối lượng hoàn thành. Đối với các dự án ODA và vay ưu đãi nước ngoài, các đơn vị khẩn trương gửi hồ sơ rút vốn tới Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) để thực hiện giải ngân theo quy định đối với các khối lượng đã được kiểm soát chi, không để tồn đọng, đặc biệt là các khoản hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt…

Đối với cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, Bộ trưởng yêu cầu đẩy mạnh việc thanh toán nhanh qua cổng dịch vụ công trực tuyến, giảm thời gian giải ngân vốn cho đơn vị thụ hưởng, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của đơn vị; Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần giải ngân cho đến khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng thì mới chuyển sang hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau” theo quy định, các khoản chi tạm ứng vốn hoặc thực hiện theo hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” đảm bảo thời hạn kiểm soát, thanh toán tại Kho bạc Nhà nước là trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Lê Hải - Ngọc Huy - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/trung-uong/bo-tai-chinh-de-nghi-day-nhanh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-voi-4-dia-phuong-d192848.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com