Xem nhiều

'Chúng tôi chỉ mong được nở nụ cười nhiều hơn'

20/11/2022 15:57

Kinhte&Xahoi Thầy giáo Nguyễn Duy Khánh - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) chia sẻ: “Tháng 11 là tháng tri ân, nhưng cũng là tháng khổ nhất của thầy cô bởi giáo viên phải chuẩn bị các buổi thao giảng với những áp lực nặng nề…”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trong buổi gặp mặt các thầy cô trong Chương trình “ Chia sẻ cùng thầy cô”.

Thầy cô quay cuồng với… thi đua

Theo các thầy cô, những người “trong cuộc”, giáo viên nghỉ việc hàng loạt do lương thấp chỉ là một phần nguyên nhân. Sức ép công việc mới là nguyên nhân chính.

GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, nếu như trước đây nhiều người muốn “xin” vào ngành Giáo dục thì hiện nay lại có một lượng lớn giáo viên bỏ hẳn nghề hoặc chuyển từ trường công ra trường tư thục. Theo chuyên gia, ngoài mức lương thì ở các trường ngoài công lập, giáo viên được tự do sáng tạo nhiều hơn, quá trình làm việc được tập trung hoàn toàn vào phát triển chuyên môn. Trong khi đó, tại hệ thống trường công vẫn nặng về quản lý theo hành chính, sổ sách, khiến giáo viên mệt mỏi, đối mặt với nhiều áp lực không đáng có. Điều này xuất phát từ chính năng lực và tư duy quản lý của các cấp, trong đó trực tiếp là hiệu trưởng các nhà trường.

Còn theo GS.TSKH Phạm Tất Dong, nguyên Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, nghề giáo vốn được coi là nghề cao quý, thế nhưng vì mức lương quá thấp nên nhiều giáo viên vẫn phải chấp nhận bỏ nghề. “Nhiều nơi vẫn yêu cầu giáo viên phải soạn giáo án theo mẫu, mỗi bài đến hơn 10 trang giấy mới đạt yêu cầu. Những bài giáo án theo mẫu làm triệt tiêu chính sự sáng tạo của thầy cô, điều này cũng khiến các “chợ giáo án”, chứng chỉ giả trên mạng tràn lan, sôi động mỗi dịp đầu năm học. Sự thật là lương giáo viên thấp nhưng lại rất nhiều áp lực. Vị thế giáo viên ở Việt Nam khác xa so với các nước. Chúng ta quản lý để hoạt động tốt hơn, nhưng đừng ép giáo viên phải làm việc trong “chiếc rọ” chật hẹp với những quy định cứng nhắc”.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn, giáo viên THPT tại Hà Nội tâm sự: “Tôi làm giáo viên được 14 năm, lương 7 triệu. Hôm nào cũng làm việc từ sáng đến chiều tối mới về (trường dạy 2 buổi). Về đến nhà chỉ kịp ăn cơm, nghỉ ngơi một chút là 8h lại ngồi soạn bài, chấm bài, làm hồ sơ, sổ sách, kế hoạch (hàng chục kế hoạch), bồi dưỡng, học module. Thứ Bảy trường cấp 3 vẫn làm việc chứ không nghỉ. Chủ nhật đôi khi đưa học sinh đi chuyên đề, tham gia tập huấn... Còn hè cũng không được nghỉ vì ôn cho học sinh thi, rồi coi thi, chấm thi, học chính trị, bồi dưỡng, tập huấn... không lúc nào hết việc. Thực sự không có thời gian nghỉ ngơi và chăm lo cho gia đình. Chưa kể yêu cầu bắt học Anh văn, Tin học... chuẩn quốc tế, với chuẩn châu Âu... Và học xong bằng cấp cũng chỉ cất tủ. Quanh mình đã có nhiều người bỏ nghề hẳn hoặc có người giỏi còn muốn gắn bó với nghề thì chuyển sang trường tư”.

PGS.TS. Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT cho rằng, với lối mòn “học để thi”, hầu hết các giáo viên đều có nỗi khổ khi dạy học đáp ứng kỳ thi tập trung. Nỗi khổ dễ thấy nhất chính là tâm lý “sợ kết quả không tốt”. Do đó, thường thì giáo viên sẽ tích cực, trách nhiệm trong sưu tầm đề thi, ôn luyện cho học sinh. Chuyện này không hề dễ dàng, bởi chính các giáo viên phải bỏ nhiều thời gian, công sức, đôi khi cả “rèn luyện để có mối quan hệ” để làm sao việc luyện tập, chuẩn bị cho học sinh thật sự hiệu quả.

“Tuy vậy, có nỗi khổ khác mà nhiều giáo viên giỏi, tự tin cảm thấy đau khổ khi mắc phải. Đó là, dù họ rất tự tin vào chuyên môn của mình, có quan điểm giáo dục tích cực, muốn phát triển cho học sinh theo đúng triết lý, mong đợi, nhưng vì chuyện thi, mà họ phải “gò mình”. Biết là một bài thi không phản ánh đúng bản chất nhưng giáo viên chẳng thể đứng ngoài cuộc. Vì vậy, thực tế họ cảm thấy rất áp lực khi phải dạy học đáp ứng cho kỳ thi.

“Còn về phía học sinh, các em sẽ luôn cảm thấy ám ảnh khi phải “học để thi”. Không em nào được phép thờ ơ với việc ôn thi, luyện đề. Tôi vẫn ám ảnh nhiều lời nói của các em học sinh từ tiểu học đến THPT, các em còn chưa từng biết học để đạt những mục tiêu như chương trình công bố, để rèn luyện đến được chân dung học sinh như mong muốn là gì”, bà Thơ bày tỏ…

Thầy cô có hạnh phúc, học trò mới hạnh phúc

Cần rà soát các phong trào không cần thiết để thầy cô bớt khổ

Tại buổi gặp mặt thầy cô trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, cần rà soát những tiêu chí phấn đấu, phong trào thi đua không cần thiết, “làm khổ các trường, làm khổ các thầy cô dẫn đến làm căng thẳng học sinh”…

Các thầy cồ đều bày tỏ tâm huyết với nghề nghiệp nhưng cũng nêu những khó khăn của nhà giáo hiện nay. Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy do ở những vùng sâu, vùng xa thì có những khó khăn về áp lực thành tích khiến giáo viên, học sinh và lãnh đạo nhà trường đều không cảm thấy hạnh phúc.

Thầy Nguyễn Duy Khánh, giáo viên Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết: “Trường học hạnh phúc khi học sinh, giáo viên, phụ huynh và nhà trường đều cảm thấy hạnh phúc. Học sinh cho rằng hạnh phúc là được làm những điều mình thích, nhưng khi hỏi học sinh có thích đến lớp không, thì 90% trả lời không thích do áp lực học tập quá lớn”, thầy Khánh chia sẻ.

Theo thầy Khánh, hiện học sinh bị áp lực học cả tuần không có thời gian dành cho gia đình. Các em chỉ mong được nghỉ 2 ngày thứ bảy, chủ nhật để có thời gian ở bên ông bà, bố mẹ. Các em chỉ mong học ít đi, thi ít đi. Thầy Khánh cũng cho rằng hiện học sinh đang được đào tạo như gà nòi, gà công nghiệp với những kiến thức truyền đạt một chiều. “Các em cần được đào tạo kỹ năng nhiều hơn, chứ 18 tuổi vẫn chỉ biết học, không có kỹ năng nấu ăn, thêu thùa và làm các việc khác... ”, thầy Khánh trăn trở.

Cùng với đó, thầy Khánh cho biết: “Giáo viên thì bị áp lực nặng về hành chính như sổ sách, thao giảng… khiến không có thời gian để phát triển chuyên môn và quan tâm đến học sinh. Thực tế, tháng 11 là tháng tri ân, nhưng cũng là tháng khổ nhất của thầy cô bởi phải thi đua tất cả các trường, các lớp. Giáo viên phải chuẩn bị các buổi thao giảng mất đến hàng tháng với những áp lực nặng nề...”

Thầy Khánh cho rằng, hiện giáo viên không cảm thấy hạnh phúc vì gánh nặng của những hồ sơ, sổ sách và lãnh đạo nhà trường cũng khó có hạnh phúc khi bị áp lực thành tích quá nặng. “Chúng tôi chỉ mong làm sao được nở nụ cười nhiều hơn, được phụ huynh và xã hội chia sẻ và bảo vệ để có động lực với nghề”, thầy Khánh bày tỏ.

Sau khi lắng nghe ý kiến của một số đại biểu tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Đảng, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt, coi công tác giáo dục và đào tạo là một trong những quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc diện chính sách.

Theo Phó Thủ tướng, giáo dục những năm gần đây có tiến bộ, đổi mới nhưng “cái chưa được” còn rất nhiều. Trong đó có những loại tiêu chí phấn đấu, phong trào thi đua không cần thiết, làm khó, làm khổ giáo viên và các trường, gián tiếp làm khổ học sinh.

Hai là làm sao tăng cường “dạy người” không chỉ qua môn Lịch sử, Giáo dục công dân, sự gương mẫu của các thầy cô phối hợp với gia đình, hoạt động ngoại khoá… mà ngay ở những việc tưởng chừng nhỏ nhưng không hề nhỏ như làm các bài giảng về “Năm điều Bác Hồ dạy” để giảng dạy thường xuyên cho các em học sinh ở các cấp học.

Phó Thủ tướng nêu rõ, sự quan tâm đặc biệt, kỳ vọng lớn về giáo dục của dư luận là động lực để khơi dậy sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong cổ vũ, động viên, tri ân đội ngũ giáo viên trên khắp mọi miền Tổ quốc. Công tác giáo dục và đào tạo cần quan tâm hơn đến việc tăng cường hàm lượng tri thức, khoa học, tính bền vững, sự hứng khởi cho cả học sinh và giáo viên …

“Nếu các thầy cô không có quyết tâm lớn như vậy, làm sao học sinh ở vùng sâu, vùng xa vươn lên thoát nghèo, thay đổi số phận của chính mình”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.

 Giáo viên mong muốn được làm nghề đúng nghĩa

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, giáo viên sẽ thực sự hạnh phúc nếu như công việc của họ được quan tâm đầu tư về tư liệu sản xuất để yên tâm làm việc, để họ toàn tâm, toàn ý thực hiện các ý tưởng sư phạm, để họ mở mang tầm nhìn, cập nhật được những tiến bộ giáo dục, để họ tự hào và có niềm tin sâu sắc rằng họ sẽ góp phần quan trọng vào bồi dưỡng những người chủ tương lai của xã hội.

Giáo viên đang mong muốn được thực sự làm nghề đúng như ý nghĩa của nó. Ngược lại, nếu giáo viên lúc nào cũng quẩn quanh với đồng lương eo hẹp, chịu nhiều áp lực vô hình và không cảm thấy hạnh phúc thì rất khó trở thành nhà giáo dục, có thể gây ảnh hưởng tới học sinh.

Nguyễn Mỹ - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/chung-toi-chi-mong-duoc-no-nu-cuoi-nhieu-hon-d186848.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com