Xem nhiều

Công ty du học Asahi tiếp tục bị nhiều học viên tố quỵt tiền

24/01/2019 09:33

Kinhte&Xahoi Theo dấu chân học viên gian nan đòi lại số tiền đã nộp để thực hiện ước mơ du học Hàn Quốc, dư luận sẽ thấy được sự nhiều dấu hiệu “lợi dụng tín nhiệm” để chiếm đoạt tài sản của những học viên nghèo vay tiền đi du học, và nhiều học viên khác của công ty có nguy cơ lâm vào cảnh “tay trắng” khốn khổ và ngập trong nợ nần.

Bài lời hứa “dởm” có visa

Lâm vào tình cảnh trớ trêu như anh Nguyễn Hữu T., chị Trịnh Hoài Th. ở xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai Hà Nội cùng đăng kí chương trình du học Hàn Quốc tại công ty Asahi “tố” ngay lúc đầu nhập học chị Th. đã đặt cọc 10 triệu đồng và 6 triệu đồng tiền học phí.

Tiếp đó, sau khi chị nhận được thông báo có invoice (hóa đơn) của trường Hàn Quốc gửi về chấp nhận hồ sơ và yêu cầu đóng học phí, tiền ký túc, tiền nhập học, chị cùng với nhiều học viên khác phải nộp toàn bộ số tiền 160 triệu đồng. Nhưng trên thực tế, công ty chỉ được phép thu số tiền đúng như trên invoice, số tiền còn lại học viên nộp vào khoảng 1 tuần trước khi có lịch bay và đã lấy được visa. Việc công ty thu tiền thiếu minh bạch như vậy nhằm mục đích gì?

Trụ sở Công ty Asahi tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội đang bị học viên tố quỵt tiền

 

Không những đi ngược với cam kết là không phải phỏng vấn, thậm chí, khi Đại Sứ Quán Hàn Quốc thông báo thay đổi chính sách, học viên bắt buộc phải phỏng vấn mới đủ điều kiện đi du học thì chị Th. Thậm chí còn không có cơ hội được phỏng vấn đẻ lấy visa. Trước đó, ngày 17/08/2018, chị Th. Đến Đại Sứ Quán Hàn Quốc lấy visa nhưng được thông báo đi về để chờ phỏng vấn. Ngày 30/08/2018, Đại Sứ Quán báo hủy visa với lý do trường không đủ tư cách nhận học sinh. 

Không đồng tình với sự thay đổi này, chị liên hệ phía nhà trường nên được biết, trước đó, học viên của công ty Asahi bỏ trốn nên trường không nhận học viên nữa. Tuy biết rõ điều này nhưng phía công ty Asahi vẫn “đẩy” học viên đăng kí đi học và những học viên này tiếp tục bị hủy visa với lý do gì? Phải chăng công ty Asahi vì lợi nhuận mà nhẫn tâm “đẩy” các học viên đi học dù không thể có kết quả? Liệu có núp bóng tư vấn du học mà công ty này đưa người sang bên Hàn Quốc trốn để đi làm không? 

Sau đó, chị Th. liên hệ với công ty Asahi xin rút lại hồ sơ nhưng từ giữa tháng 8 đến tháng 11/2018 mới rút được hồ sơ, còn số tiền cam kết hoàn trả vẫn “bặt vô âm tín”. Trong khi đó, thông báo bên trường gửi về chậm nhất sau 1 tháng học viên bị hủy visa, trường đã gửi tiền về thanh toán cho học viên. Thế nhưng từ tháng 8 đến hết tháng 12, chị Th. chưa nhận được bất kỳ khoản tiền hoàn trả nào. 

Phía công ty đùn đẩy trách nhiệm, chị Th. liên hệ với bà Trần Thị Tình – Chủ tịch HĐQT Công ty du học Asahi nhưng vị này khất hết lần này đến lần khác, thậm chí biết số chị Th. gọi nên không nghe máy. Ngày 26/12/2018 chị buộc lòng phải lấy số khác gọi thì nhận được câu trả lời “Cô đang bận, chưa giải quyết được”. Không hiểu vị Giám đốc này bận gì suốt 3 tháng mà không cho học viên 1 câu trả lời thỏa đáng?

Liên quan đến khoản chi phí tăng hơn so với thong báo ban đầu, chị Th. “nuốt cục tức” cho hay, công ty giải thích chi phí tăng do trước đây chưa tính phí thư mời. Học viên không đồng ý vì tư vấn một đằng làm một nẻo nhưng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” cho qua vì nghĩ rằng đằng nào cũng đi rồi nên đồng ý. Điển hình như, chi phí trường Nữ sinh Dongduk chị Th. muốn theo học tăng từ 10.000 USD đến 11.000 USD, trường Khoa học Kỹ thuật Busan anh T. muốn theo học tăng từ 10.000 USD đến 10.500 USD. Việc “tự ý” tăng giá, không theo cam kết, đã cho thấy công ty Asashi có dấu không bất minh. 

Đáng nói hơn, công ty Asahi còn đưa nhân viên tư vấn vào doanh trại quân đội mời học viên đi học với cách “câu kéo” miễn phí toàn bộ khóa học tiếng Hàn và không phải đặt cọc. Chính vì vậy, anh Nguyễn Văn Đ. ở tại Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã “trọn mặt gửi vàng” cho công ty nhưng nào ngờ nhận được “trái đắng”. Từ tháng 2 đến tháng 5/2018, anh Đ. học tiếng miễn phí và thi đỗ tại trung tâm. Đến giữa T8/2018, anh nhận được invoice từ trường gửi về nên nộp 160 triệu đồng. Cũng như anh T. và chị Th., sau khi không được cấp visa anh Đ. rút hồ sơ nhưng vẫn chưa nhận được tiền. Anh liên lạc với bà Tình nhiều lần nhưng vẫn là những câu hứa quen thuộc. Thậm chí, bà Tình còn hứa hẹn sẽ bán nhà để sớm có tiền trả anh Đ. Chờ đợi ròng rã suốt gần 3 tháng, anh Đ và một số học viên khác đến trụ sở Công an Bắc Từ Liêm nộp đơn tố cáo. Phía cơ quan chức năng cho biết đang thu thập đầy đủ hồ sơ nên chưa phản hồi lại.

Asahi có tiếp tục dùng thủ đoạn “bắt cá”

Dù trong nhiều tháng chưa trả lại quyền lợi cho học viên, Giám đốc thì “lặn” một mạch bên Hàn Quốc chưa biết khi nào về hay chỉ là lý do “né” học viên, còn công ty Asahi vẫn rầm rộ chiêu sinh. Liệu không biết còn bao nhiêu “cá” sẽ tiếp tục mắc câu của Asahi? 

Liên quan đến sai phạm, công ty Asahi do bà Trần Thị Tình làm Chủ tịch HĐQT và Doanh nhân trẻ sinh năm 1994 Nguyễn Hoàng Hải Yến cũng đã dính vào vụ “lùm xùm” khi đưa người đi lao động “chui” tại nước ngoài. Công ty Asahi không nằm trong danh sách những doanh nghiệp được đưa người đi XKLĐ tại Hàn Quốc nhưng công ty vẫn tư vấn, nhận tiền, đưa người đi lao động. Tuy nhiên, những lao động này đã mất chi phí hàng trăm triệu đồng nhưng không được đi XKLĐ như cam kết ban đầu.

Với nhiều trong những năm gần đây mắc sai phạm, bà Chủ tịch HĐQT Trần Thị Tình vẫn ung dung tự tại, còn học viên, những người bị rơi vào “bẫy” du học, xuất khẩu lao động đến bao giờ đòi được số tiền đã mất? Tình trạng này kéo dài thì biết bao người tiếp theo là nạn nhân mà không một cơ quan chức năng nào gióng hồi chuông cảnh báo?

Dư luận mong mỏi cơ quan chức năng sẽ vào cuộc thanh kiểm tra và chấm dứt hoạt động của những công ty lừa đảo học viên đi du học, đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi sai phạm trước pháp luật. 

Để vừa có tiếng chuông cảnh tỉnh với người dân cũng như mong mỏi cơ quan chức năng vào cuộc, Hoà Nhập đã gửi công văn tới Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, những nơi có văn phòng đại diện của Asahi được biết, đồng thời mong mỏi cơ quan chức năng sẽ vào cuộc và buộc công ty Asahi phải trả lại tiền đã nhận của học viên. 

 

Theo hoanhap.vn

 

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com