Xem nhiều

Hà Nội: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân trong đợt giãn cách thứ 2

21/08/2021 10:53

Kinhte&Xahoi Trong bất kỳ tình huống nào, các hệ thống phân phối của Hà Nội cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Nhân dân, kể cả khi lượng mua sắm tăng cao; Phân bổ lượng hàng hóa đầy đủ trong hệ thống không để địa bàn bị trống hàng, thiếu hàng.

Điều phối hàng hóa, đảm bảo cung cầu

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, TP Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ để phòng chống dịch trên địa bàn. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, UBND thành phố đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp để đảm bảo hàng hóa phục vụ Nhân dân.

Theo đó, thành phố luôn chủ động chuẩn bị nguồn cung để cân đối cung cầu, chỉ đạo các hệ thống phân phối dự trữ hàng hóa tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường và dự trữ trong 3 tháng. Khi nguồn cung hàng hóa qua các chợ đầu mối về chợ dân sinh có bị giảm khoảng 10-15% do phải đóng cửa, thành phố đã chỉ đạo các hệ thống phân phối hiện đại tiếp tục tăng lượng dự trữ cao hơn từ 1,5- 2 lần so với lượng hàng đang dự trữ; Chủ động đưa hàng về các kho trong thành phố.

Hàng hóa dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trong mọi tình huống

Một số cơ sở chế biến trên địa bàn tiếp tục tăng công xuất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối (có doanh nghiệp tăng 200%)… Do đó hàng hóa thường xuyên dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trong mọi tình huống, giá cả ổn định (trừ một số mặt hàng rau ăn lá, bí xanh, thủy hải sản nước mặn tăng nhẹ khoảng 5-7%).

Hà Nội: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân trong đợt giãn cách thứ 2
Các hệ thống phân phối cũng đa dạng các hình thức bán hàng (bán online trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, tổ chức bán hàng lưu động, đăng ký phục vụ 24/24/7...) để phục vụ Nhân dân.

Các quận, huyện, thị xã đã xây dựng phương án tổ chức triển khai điểm bán hàng lưu động trong tình huống dịch Covid-19 phức tạp, sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động đã bố trí. Đến nay đã có 9 quận tổ chức 45 điểm bán hàng lưu động, 63 điểm bán hàng dã chiến phục vụ Nhân dân do trên địa bàn có chợ hoặc cơ sở kinh doanh phải đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Một số quận đã lập nhóm Zalo giữa Nhân dân trên địa bàn với các đơn vị phân phối để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa thuận tiện, hạn chế đi lại. Khi có các khu vực bị cách ly, phong tỏa, các quận, huyện, thị xã đều xây dựng phương án cụ thể về cung cấp nhu yếu phẩm cho Nhân dân, bố trí các lực lượng phối hợp với đơn vị phân phối trên địa bàn để phục vụ cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất.

Cùng với đó, để sẵn sàng phục vụ hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ Nhân dân khi diễn biến dịch phức tạp hơn, thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký nhu cầu bán hàng lưu động bằng xe ô tô. Hiện đã có 6 quận, huyện đăng ký nhu cầu 62 điểm điểm bán hàng bằng xe bus, 14 doanh nghiệp đăng ký tham gia bán hàng lưu động bằng ô tô và xe bus.

Ngoài việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Nhân dân trên địa bàn, Sở Công thương Hà Nội tiếp tục hỗ trợ các tỉnh thành phố tiêu thụ sản phẩm dư cung, đang khó khăn trong tiêu thụ. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm hỗ trợ tiêu thụ trên 600.000 tấn hàng các loại (cho 28 tỉnh, thành phố); Bố trí 24 điểm cố định cho các tỉnh đưa hàng về bán. Hiện nay đang tiếp nhận đề nghị hỗ trợ tiêu thụ của trên 30 tỉnh, thành phố với trên 100 mặt hàng nông sản thực phẩm, thủy hải sản…

Cam kết thực hiện chương trình bình ổn thị trường

 Về lưu thông vận chuyển, thành phố đã chỉ đạo, xây dựng phương án huy động và điều động phương tiện phục vụ vận chuyển lưu thông hàng hóa: Xe của các doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất, kinh doanh; Xe của các đơn vị vận tải trên địa bàn (Tổng Công ty vận tải, Bưu điện thành phố, các đơn vị logistics, thương mại điện tử, tắc xi, xe huy động của các địa phương, Hội LHTN thành phố và Câu lạc bộ Xe bán tải địa hình…); Kịp thời để chỉ đạo các lực lượng chức năng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Đến nay, hàng hóa của các doanh nghiệp được lưu thông bình thường.

Hàng tại siêu thị Aeon Long Biên được bổ sung liên tục

Thêm vào đó, tính đến ngày 20/8, Sở Giao thông vận tải cấp mã QR-Code đăng ký “Luồng xanh” 2.192 xe ô tô vận chuyển hàng hóa lĩnh vực công thương, cấp mã xác nhận cho 9.822 xe mô tô, xe hai bánh phục vụ giao nhận hàng hóa thiết yếu của các doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp thương mại điện tử.

Về hệ thống phân phối, hiện nay trên địa bàn thành phố có 103 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 449 chợ có kinh doanh thực phẩm, 1.800 cửa hàng tiện lợi, 141 chuỗi, trên 20.000 cửa hàng hóa, 8.355 điểm bán hàng bình ổn giá (tăng gấp 7 lần so với hàng năm triển khai chương trình bình ổn thị trường) đã được Sở Công thương niêm yết công khai trên địa bàn thành phố để phục vụ Nhân dân, Bưu điện Hà Nội để tiếp tục mở thêm 472 điểm bán hàng thiết yếu; Các quận, huyện, thị xã; Viettel Post 41 điểm; Sẵn sàng kích hoạt 2500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí.

Để đảm bảo kết nối nguồn cung hàng hóa cho thành phố và giảm tải lượng hàng hóa về các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối hoặc trường hợp chợ đầu mối tạm đóng cửa do dịch, thành phố đã nhất trí trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết hàng hóa gồm: Khu công nghiệp phụ trợ Nam Hà Nội - xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên; Khu tái định cư - xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn; Ô đất trống xã Dương Xá, huyện Gia Lâm; Bến xe Yên Nghĩa - phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông; Trung tâm xúc tiến thương mại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy).

Cam kết thực hiện chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn, Sở Công thương khuyến cáo người dân yên tâm, không nên dự trữ hàng hóa khi có dịch xảy ra, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chính phủ và thành phố trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đặc biệt là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

 Ánh Dương - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-dam-bao-hang-hoa-thiet-yeu-phuc-vu-nhan-dan-trong-dot-gian-cach-thu-2-174428.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com