Xem nhiều

Học sinh đánh nhau hội đồng bị xử phạt thế nào?

02/01/2022 10:41

Kinhte&Xahoi Thời gian gần đây, liên tiếp những vụ việc học sinh đánh nhau hội đồng. Trong những đoạn clip tràn lan trên mạng xã hội có thể thấy, nhiều em vẫn còn mặc đồng phục học sinh tham gia vào cuộc “ẩu đả”. Những “trận đánh” thường xảy ra ở ngoài trường học, cá biệt xảy ra ở trong khuôn viên trường học.

Hình phạt khi học sinh đánh nhau

 Trẻ đánh nhau gây thương tích pháp luật xử lý như thế nào? Là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh nói riêng, dư luận nói chung đau đầu.

Học sinh là những người dưới 18 tuổi, do đó phải tuân thủ quy định của bộ luật hình sự liên quan người dưới 18 tuổi tại chương XII, Bộ luật Hình sự 2015 với nguyên tắc chủ đạo: "Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội".

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Vì vậy, chỉ áp dụng hình phạt tù với người dưới 18 tuổi khi các biện pháp giám sát, giáo dục không có hiệu quả, không có tính răn đe.

Nữ sinh đánh nhau là hiện thực nhức nhối đau lòng

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự với những đối tượng này cũng phải xem xét điều 12, Bộ luật Hình sự 2015 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Hành vi này nếu có dấu hiệu tội phạm nhưng không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng cũng phải tuân theo các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính người dưới 18 tuổi tại Điều 134 luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong đó có các nguyên tắc sau:

- Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

- Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay

Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự khi học sinh đánh nhau

 Học sinh đánh nhau bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có các điều kiện sau:

Có dấu hiệu tội phạm:

- Hành vi đó phải là tội phạm (các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự)

- Thỏa mãn cấu thành tội phạm của các tội danh cụ thể trong Bộ luật Hình sự 2015

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015):

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

- Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều tại khoản 1 điều 12

Không thuộc các trường hợp được Loại trừ trách nhiệm hình sự tại chương IV Bộ luật Hình sự 2015:

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm

Kỷ luật học sinh đánh nhau

 Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi chưa đầy đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi như những người thành niên nên việc lựa chọn hình thức kỷ luật cần thận trọng để không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hình thức kỷ luật với học sinh cấp 2,3 như sau thì hình thức kỷ luật gồm: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm; Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo thông tư này, không có hình thức kỷ luật đuổi học, điều này phù hợp với tinh thần trong dự thảo của Bộ Giáo dục: bỏ hình thức kỷ luật "đuổi học một tuần lễ; đuổi học 1 năm" và thay vào đó là áp dụng hình thức "tạm dừng học tập trên lớp".

 Hoa Thành - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhiều tài xế bị phạt vì đi nhầm làn thu phí tự động

Hôm nay 1/1, nhiều quy định mới trong lĩnh vực giao thông có hiệu lực trong đó có quy định về đi nhầm vào làn thu phí tự động không dừng (ETC). Thực tế, dù đã có quy định xong nhiều tài xế vẫn đi vào làn ETC, khi bị CSGT xử phạt họ tỏ ra ngỡ ngàng vì lần đầu bị phạt lỗi này.

Kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em

Trước sự việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang cho biết, Hội đồng Đội Trung ương đã kiến nghị các cơ quan tư pháp tiếp tục khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em.

Từ vụ bé gái 8 tuổi tử vong nghi bị bạo hành: Cần có biện pháp phòng, ngừa tránh tình trạng quyền trẻ em “trên giấy"

Qua theo dõi vụ việc bé gái 8 tuổi ở quận Bình Thạnh (TP HCM) nghi bị bạo hành dẫn đến tử vong, chuyên gia pháp lý kiến nghị, cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là pháp luật về quyền trẻ em, tránh tình trạng quyền trẻ em “trên giấy" mơ hồ, không khả thi, không thể vận dụng...

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/hoc-sinh-danh-nhau-hoi-dong-bi-xu-phat-the-nao-187108.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com