Xem nhiều

Lực lượng Quản lý thị trường thu giữ hơn 123 nghìn sản phẩm có dấu hiệu vi phạm

25/06/2021 07:29

Kinhte&Xahoi Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra tại nhiều địa điểm kinh doanh thu giữ khoảng 40 tấn hàng, tương đương 123.425 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Theo thông tin Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT), sáng 22/6 Tổng cục QLTT, Cục QLTT Hà Nội và Cục QLTT Hưng Yên đã phối hợp với Phòng PC03, Công an TP Hà Nội thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang và gia dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điểm tập kết hàng hóa tại thôn Ngọc Đà, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên do ông Trần Tiến Quang (thường trú tại Hồng An, Hưng Hà, Thái Bình) làm chủ kho thuê hàng. Theo Tổng Cục Quản lý thị trường thông tin, chủ cơ sở đã nhập hàng từ Hàn Quốc, Nhật Bản về Việt Nam qua Cảng Hải Phòng, đưa về tập kết tại kho hàng tại Hưng Yên do ông Quang làm chủ. Tại đây, hàng hóa được xé lẻ vận chuyển về các điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để tiêu thụ.

Tịch thu 93.000 sản phẩm chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ tại Hưng Yên. Ảnh Tổng cục QLTT

Hình thức kinh doanh thông qua nền tảng thương mại điện tử, chủ yếu livetreams bán hàng trên Facebook từ fanpage “Chego Shop – Thế giới hàng Nhật”, “Chego Hàng Nhật EU” và các ứng dụng zalo, viber.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 93.400 đơn vị sản phẩm gồm mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng và rượu do nước ngoài sản xuất. Toàn bộ số hàng hóa đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.

Rất nhiều loại rượu ngoại được thu giữ tại hiện trường. Ảnh Tổng cục QLTT

Trên địa bàn Hà Nội lực lượng chức năng kiểm tra cùng lúc 7 điểm kinh doanh và tổng kho nằm rải rác ở các vị trí khác nhau.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra kho hàng tại ngõ 691 đường Bát Khối, quận Long Biên, Hà Nội do ông Bùi Quyết Thắng làm chủ, hàng trăm mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc, hàng tiêu dùng thiết yếu được la liệt thành từng đống trên nền nhà. Cùng với một lượng lớn hàng hóa đã được đóng gói cẩn thận để gửi cho khách. Qua quá trình kiểm đếm tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 3.200 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn chứng từ trị giá gần 400 triệu đồng.

Kho hàng ở tại ngõ 691 Bát Khối. Ảnh Tổng cục QLTT

Một cơ sở khác do ông Thắng làm chủ tại địa chỉ 455A Bát Khối, Long Biên, Hà Nội có tên “Shop Thủy Top”, lực lượng chức năng ghi nhận 495 sản phẩm trị giá 60 triệu đồng gồm quần, áo, thắt lưng các nhãn hiệu Gucci, Chanel, LV… có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Làm việc với lực lượng chức năng chủ cơ sở cho biết, hàng hóa được kinh doanh chủ yếu thông qua tài khoản Facebook “Thủy Top Rẻ và Đẹp” và “Shop thủy top” với hàng chục nghìn lượt theo dõi.

Tại Cửa hàng kinh doanh số 41 phố Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội do ông Trần Đức Quân làm chủ, tại thời điểm kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hơn 22 nghìn sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm do nước ngoài sản xuất trị giá trên 5,5 tỷ đồng. Qua quá trình kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được đăng ký kinh doanh cũng như các hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Kiểm tra tại cơ sở kinh doanh ở địa chỉ 11 ngõ 135/17/7 phố Hoàng Như Tiếp, quận Long Biên do bà Vũ Thị Thanh Mai làm chủ, lực lượng chức năng ghi nhận các sản phẩm sữa hộp như Ensure, Aptamil, Meji, Pedia sure cùng nhiều mỹ phẩm đựng trong các thùng carton.

Làm việc với lược lượng chức năng chủ cơ sở cho biết, các mặt hàng được  nhập lại từ các doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên 4.310 sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm không có hoá đơn chứng từ đã bị lực lượng chức năng tạm giữ.

Hàng chục nghìn sản phẩm đã được đóng gói chuẩn bị chuyển cho khách. Ảnh Tổng Cục QLTT

Theo ông Lê Việt Phương, Đội trưởng Đội QLTT số 14 thuộc Cục QLTT Hà Nội cho biết, hàng trăm mặt hàng với hàng nghìn sản phẩm bị thu giữ chỉ có nhãn phụ dán ngoài thùng carton, bên trong sản phẩm không có tem nhãn. Qua quá trình kiểm tra đa phần chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Đồng thời ông Phương cho biết thêm: "Đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu ngược lại với hồ sơ nhập khẩu để xác minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa … những hàng hóa được cơ sở mua lại của các đơn vị khác sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh với các hồ sơ liên quan kiên, quyết xử lý đúng quy định đối với những sản phẩm vi phạm”.

Đào Xuân - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị tuyên y án 10 năm tù

Chiều muộn 24/6, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội quyết định bác toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ và tuyên y án sơ thẩm đối với 6 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội).

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/luc-luong-quan-ly-thi-truong-thu-giu-hon-123-nghin-san-pham-co-dau-hieu-vi-pham-d159084.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com