Xem nhiều

Nhà báo và chuyện “hóa thân”, “nhập vai”

19/06/2021 09:00

Kinhte&Xahoi Trong quãng thời gian gần 20 năm hoạt động báo chí của mình, đằng sau hành trình tác nghiệp, sau mỗi tác phẩm luôn ăm ắp những kỷ niệm nghề nghiệp với rất nhiều niềm vui và cả những nỗi buồn, mà mỗi khi nhớ lại tôi không khỏi bồi hồi xen lẫn tự hào!

Nhập vai phụ nữ đi tìm chồng thông qua câu lạc bộ môi giới ở Hà Nội

Hóa thân thành “người đi tìm chồng”…

“Tôi đi tìm chồng” là một trong những loạt bài điều tra đầu tiên của tôi khi bước chân vào nghề báo. Từ một mẩu tin đăng trên mục rao vặt của một tờ báo nọ với nội dung “câu lạc bộ bạn bè - nơi gặp gỡ, giao lưu kết bạn, tìm kiếm, giới thiệu người yêu, “người tình trăm năm”, tôi bắt đầu tìm hiểu thông tin về câu lạc bộ này. Qua số điện thoại đăng tại mẩu tin, trong vai người có nhu cầu “kết bạn”, tìm chồng, khi tôi gọi điện thì được một phụ nữ phía bên kia đầu dây cho biết: “Câu lạc bộ là cầu nối những tâm hồn đồng điệu, những mảnh đời cô đơn.

Mỗi tuần, câu lạc bộ sẽ tổ chức gặp gỡ, giao lưu văn hóa văn nghệ. Những cá nhân có nhu cầu sẽ được thông báo địa điểm, thời gian cụ thể”… Cũng qua điện thoại, người phụ nữ này còn không quên giới thiệu, hiện trong câu lạc bộ có thành viên là Việt kiều mới từ nước ngoài về đang có nhu cầu tìm vợ, rất hợp với tôi. Nếu hai bên muốn gặp gỡ “tâm tình”, chị ta sẵn sàng giúp đỡ.

Đúng giờ hẹn, tôi cùng một người bạn đến địa điểm sinh hoạt tập thể của câu lạc bộ tại một trung tâm có tiếng ở Hà Nội. Vừa vào đến cửa, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những người phụ nữ trang điểm đậm, mặt bự phấn đang uốn éo nhảy nhót cùng một số người đàn ông trung niên trong ánh đèn thiếu sáng nhấp nháy liên hồi. Ở những góc khá tối khác, một số đôi đang thì thầm, trò chuyện tâm sự với không ít lời lẽ khiếm nhã. Sau khi ngồi quan sát được 20 phút, phải bất đắc dĩ trả lời những câu chào làm quen của những “đối tác” hơn mình cỡ vài chục tuổi, chúng tôi lẳng lặng ra về, khi cuộc vui bắt đầu vào giai đoạn “cao trào” trong tiếng nhạc xập xình, chát chúa…

Để có thêm thông tin, tôi đã tìm đến địa điểm chính thức của câu lạc bộ đó được đăng trên báo. Sau khi vòng đi vòng lại trong một con ngõ nhỏ heo hút vắng người ở quận Thanh Xuân, Hà Nội hàng giờ đồng hồ và hỏi thăm đến hàng chục người, tôi mới biết địa chỉ tôi đang tìm kiếm là địa chỉ “ma”.

Không chỉ có vậy, những ngày sau đó tôi liên lục nhận được điện thoại của người phụ nữ mà tôi đã liên lạc lúc đầu cho biết đã tìm được “đối tác” phù hợp và liên tục hối thúc tôi gặp mặt. Khi thấy tôi có vẻ ngãng ra, chị ta chuyển giọng hăm dọa “đã đăng ký sử dụng dịch vụ thì phải thực hiện đúng cam kết, người đã tìm được thì phải thanh toán phí, không thì… đừng có trách”.

Phóng viên tìm đến 1 trung tâm giới thiệu việc làm để vạch trần thủ đoạn lừa đảo

Đến “sinh viên nghèo” đi tìm việc

Cách đây khoảng chục năm, trong số hàng trăm đơn thư của bạn đọc mà tòa soạn nhận được hàng tuần, có khá nhiều lá đơn tố các trung tâm giới liệu việc… lừa. Thủ đoạn của các trung tâm giới thiệu việc làm này là khi đăng thông tin tuyển dụng thường giới thiệu “công việc nhàn hạ, lương cao mà không đòi hỏi kinh nghiệm, không yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, không áp lực” nên thu hút được sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là những sinh viên, người lao động nghèo.

Theo quảng cáo, họ cần tuyển rất nhiều vị trí cần đi làm ngay như quản lý, bán hàng, thu ngân trong siêu thị, lái xe; tuyển sinh viên bán vé trong tạp chiều phim, bảo vệ các tòa nhà, ngân hàng, tạp vụ, giúp việc, nhân viên đánh máy tính… với mức lương rất hấp dẫn.

Tuy vậy, ngay khi nộp hồ sơ, các ứng viên sẽ phải đóng một số khoản phí vô lý như phí làm hồ sơ xin việc, phí xin việc, phí giữ chỗ, phí làm thẻ... Khi đóng những khoản tiền này, người có nhu cầu xin việc hầu như không nhận được hóa đơn chứng từ gì. Bên cạnh đó, có những cơ sở, trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm chỉ xuất hiện một thời gian ngắn là thay đổi vị trí, địa điểm, thay biển hiệu thành một cơ sở, trung tâm khác, rất khó phát hiện. Ngoài ra, địa điểm văn phòng của họ cũng thường thuê trong các ngõ, ngách sâu khó tìm.

Do lóa mắt bởi “mức lương cao, công việc nhàn hạ”, không ít sinh viên đã tìm đến các Trung tâm thiệu việc làm để rồi việc đâu chẳng thấy, chỉ ôm về “quả đắng”. Để làm rõ thủ đoạn lừa đảo của một trong những trung tâm này, trong vai một sinh viên năm thứ 3 tôi đã đến một địa chỉ ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dù nằm khá sâu trong một con ngõ nhỏ, Trung tâm này vẫn thu hút được sự chú ý của khá đông sinh viên bởi 2 tấm bảng to đùng đặt ngay ngoài cửa trên đó ghi chi chít những địa chỉ “việc tìm người” với mức lương hấp dẫn. Bên trong trung tâm, đồ đạc khá sơ sài, chỉ có vài chiếc bàn, chục chiếc ghế nhựa, vài nhân viên và những chồng hồ sơ xin việc cao ngất ngưởng.

Huệ Anh

Thấy tôi bước vào, một nhân viên trong trung tâm đon đả “em học trường nào, em tìm việc gì” rồi đưa ra một tờ giấy ghi các công việc với mức lương tương ứng để tôi lựa chọn. Sau khi chọn việc bán vé ở rạp chiếu phim, tôi được nhân viên này yêu cầu nộp 150.000 đồng tiền phí dự tuyển, 50.000 phí làm thẻ nhân viên… rồi về nhà chờ gọi đi làm.

Rời trung tâm này, tôi đến rạp chiếu phim hỏi về thông tin tuyển dụng thì được biết hoàn toàn không có việc tuyển nhân viên bán vé vì số lượng người làm ở vị trí này đã đủ từ lâu. Sau khi có xác nhận từ rạp chiếu phim, tôi quay lại trung tâm giới thiệu việc làm đề nghị lấy lại phí đã nộp thì nhân viên trực hôm trước tôi gặp sẵng giọng: “Ai bảo chị đến rạp chiếu phim hỏi, chúng tôi tuyển dụng nhân viên cho họ theo hợp đồng, họ chỉ làm việc với trung tâm chứ không tuyển trực tiếp. Tiền chị nộp chúng tôi không trả lại, mà hóa đơn chứng từ đâu mà chị nói đã nộp tiền?”.

Đến nước này tôi đành bật máy ghi âm đã ghi lại toàn bộ cuộc trò chuyện của tôi với nhân viên trung tâm giới thiệu việc làm và xác nhận bên rạp chiếu phim. Tức thì nhân viên này mặt biến sắc, nhanh chóng lấy tiền ra trả và đuổi tôi ra khỏi trung tâm. Một ngày sau tôi quay lại đã thấy nơi này cửa đóng then cài, tấm biển “Trung tâm giới thiệu việc làm” đã bị gỡ xuống…

 Huệ Anh - Theo ANTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xử phạt 85 triệu đồng 3 công ty vi phạm về quảng cáo

Xử lý kết quả kiểm tra các công ty nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Quyết định kiểm tra số 5640/QĐ-BYT, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ban hành 3 Quyết định xử phạt đối với 3 công ty với tổng số tiền phạt là 85 triệu đồng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nha-bao-va-chuyen-hoa-than-nhap-vai-d158583.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com