Xem nhiều

Nhiều người sập bẫy chiêu trò lừa đảo xem video, đọc báo kiếm tiền qua mạng

23/10/2021 10:09

Kinhte&Xahoi Thời gian gần đây, nhiều người dân đã sập bẫy với chiêu lừa đảo kiếm tiền nhanh khi chỉ cần ngồi nhà xem video, đọc tin tức trên mạng internet.

Trò lừa đảo mới

 Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa đưa khuyến cáo người tiêu dùng liên quan đến các chiêu lừa kiếm tiền nhanh khi chỉ cần ngồi nhà xem video, đọc tin tức trên mạng internet.

Cụ thể, theo Cục này, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người đã tìm đến những kênh giải trí, mạng xã hội, đặc biệt là YouTube. Dựa trên nhu cầu có thật về việc tăng lượt xem (view), lượt theo dõi (follow) các video nhằm mục đích quảng cáo hoặc tăng độ đánh giá (rating) của kênh, một số đối tượng đã nhân cơ hội này để thực hiện các phi vụ lừa đảo.

Chỉ sau các thông báo từ admin trang web vài ngày, chủ tài khoản không được nhận tiền và bị cắt đứt mọi liên lạc (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Kẻ lừa đảo sẽ chọn những người có thời gian rảnh rỗi, có mong muốn kiếm thêm thu nhập để lừa đảo chiếm đoạt thời gian, tiền bạc. Công việc của "con mồi" khá đơn giản là chỉ cần ngồi một chỗ, xem video, đọc tin tức trên mạng.

Theo đó, người dùng phải cam kết xem mỗi video 10 giây, mỗi ngày xem 10 video, xem hết 1 video sẽ được 50 đồng. Để sở hữu một tài khoản trên trang web này, người tiêu dùng phải chuyển 250.000 đồng để kích hoạt.

Những đối tượng trên đánh vào tâm lý khi yêu cầu số tiền nạp vào tài khoản ít, chỉ 250.000 đồng, khiến những người tham gia chủ quan, nghĩ rằng nếu có bị lừa cũng không mất quá nhiều.

Cụ thể, một nạn nhân có tên là L đã làm theo các hướng dẫn, chuyển tiền vào tài khoản mang tên Nguyễn Văn A và đăng nhập thành công. Tuy nhiên, chị L làm việc được vài ngày thì website bị khóa hoặc mở lại nhưng không thể rút được tiền. Chị L đã liên lạc với số điện thoại của admin, song thuê bao trong tình trạng không liên lạc được.

Cùng với chị L, anh T.T.P cũng nộp 250.000 đồng vào tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Văn A để "xem video kiếm tiền qua mạng", tại website videokiemtien.com. Sau khi đăng ký và tăng lượt xem nhiều ngày thì website bị khóa hoặc mở lại nhưng không rút được tiền trong thời gian đó.

Dù số tiền ban đầu nạp vào không nhiều, tuy nhiên, với hàng ngàn người tham gia, đối tượng lừa đảo có thể thu về hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng.

Tương tự, anh Lê Anh T ở huyện Mê Linh (Hà Nội) cũng nộp 250.000 đồng vào tài khoản Ngân hàng mang tên Nguyễn Thị Thanh Hoa để “xem video kiếm tiền qua mạng”, tại website videokiemtien.com. Anh T cũng làm việc được một số ngày thì website bị khóa hoặc mở lại nhưng không rút được khoản tiền “làm việc” trong thời gian đó.

Ngoài những trường hợp trên, nhiều người dân cũng phản ánh tình trạng nộp số tiền 250.000 đồng. Sau khi đăng ký và “cày” video nhiều ngày, tiền cũng được đổ về tài khoản trên trang web. Họ cũng gặp phải trường hợp website bị khóa, nhiều số điện thoại admin không liên lạc được. Họ cho rằng đã bị những người đứng sau hai trang web trên lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

“Riêng trang videokiemtien.com có khoảng 10.000 tài khoản đăng ký, còn trang tienvetienve.com là 20.000 tài khoản”, anh T và nhiều người khác khẳng định.

Người dân cần thận trọng với những chiêu thức lừa đảo mới

Liên quan đến vấn đề này, một đại diện Cục An ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) cho hay, theo diễn biến của sự việc thì đã có dấu hiệu lừa đảo.

Theo đại diện A05, hiện tại thủ đoạn lừa đảo trên mạng đa dạng, rất nhiều. Ngoài ra, hoạt động trên không gian mạng đặc tính là ảo, nên tiếp cận nhanh với người dùng, một cách sâu rộng.

“Chúng đánh vào tâm lý kiếm tiền của những người nhàn rỗi. Đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 này, người dân đang phải thực hiện giãn cách xã hội”, đại diện A05 nói và cho hay, vừa qua, A05 điều tra một số vụ lừa đảo trong thời gian người dân thực hiện cách ly, cũng liên quan đến việc kiếm tiền.

Website lừa đảo người tiêu dùng xem video kiếm tiền

Để thức tỉnh, cảnh báo, tuyên truyền cho người dân một cách sâu rộng thì cần phải có thời gian, việc tuyên truyền còn cần phải một chiến dịch. Tuy nhiên, theo đại diện này, khi cơ quan điều tra vào cuộc thì tiền đã không còn, “đi đâu mất rồi”.

Thời gian tới, A05 sẽ rà soát, triển khai, điều tra vụ việc trên. “Bản thân người dân cũng phải dính vào việc này mới có được bài học”, đại diện A05 cho biết.

Để tình trạng trên không tiếp tục diễn ra, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác với các hình thức mời chào tham gia kiếm tiền qua mạng; Không nên chuyển tiền cho các đối tượng không có thông tin rõ ràng, không được cơ quan nhà nước chứng nhận; Không tham gia các chương trình xem video kiếm tiền qua mạng để không phải gặp phải những tình huống đáng tiếc.

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nhieu-nguoi-sap-bay-chieu-tro-lua-dao-xem-video-doc-bao-kiem-tien-qua-mang-181067.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com