Xem nhiều

Omicron có thể tồn tại lâu hơn trên bề mặt đồ nhựa và da người

09/02/2022 16:05

Kinhte&Xahoi Các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu sự khác biệt về khả năng sống sót của virus SARS-CoV-2 chủng gốc và các biến thể sau này là Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron trên da người và bề mặt các đồ dùng bằng nhựa.

Đây là nghiên cứu đầu tiên có sự so sánh giữa Omicron với các biến thể khác. Kết quả là các nhà nghiên cứu cho biết, so với phiên bản gốc, các biến thể sau này có thời gian tồn tại trên da và nhựa lâu gấp đôi.

Đáng chú ý là biến thể Omicron có thể tồn tại trên nhựa trong 193 giờ và trên da là 21 giờ. Đây có thể là một trong những yếu tố làm tăng khả năng lây lan của biến thể này.

Chủng Omicron có thể tồn tại lâu hơn trên bề mặt đồ nhựa và da người so với các biến thể khác (Ảnh: Getty)

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nghiên cứu trên cũng là hạn chế nói chung đối với các nghiên cứu về khả năng sống sót của virus SARS-CoV-2 là sự khác nhau giữa thời gian sống sót của virus trong phòng thí nghiệm so với thế giới bên ngoài.

Song, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng, các điều kiện trong thế giới thực sẽ khắc nghiệt và thường xuyên thay đổi hơn về nhiệt độ và độ ẩm so với môi trường trong phòng thí nghiệm, thực tế này có thể làm giảm đáng kể thời gian tồn tại của virus.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 78,42 triệu ca mắc.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 8/2, nước này ghi nhận tổng cộng trên 42,33 triệu người mắc COVID-19,

Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 26,6 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã bắt đầu thực thi các quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19 mới do tỷ lệ tiêm chủng cao.

Hàn Quốc chuyển hướng sang hệ thống phòng dịch thông thường (Ảnh: AP)

Tại Italy, học sinh được đảm bảo được đến trường nhiều hơn khi số ca nhiễm mới có xu hướng giảm dần. Các lớp học sẽ chỉ chuyển sang hình thức học trực tuyến nếu có 5 học sinh bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và ngay cả trong trường hợp một lớp có 5 bệnh nhân COVID-19. Những học sinh trên 12 tuổi đã tiêm liều vắc-xin tăng cường và không bị nhiễm bệnh vẫn có thể đến trường. Giới chuyên môn ước tính rằng các quy định mới sẽ cho phép 600.000 học sinh được trở lại trường học từ ngày 7/2.

Chính phủ Italy cũng đã loại bỏ kỳ hạn 6 tháng đối với “siêu thẻ xanh”, giấy chứng nhận những người đã được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh (đối với những người đã tiêm mũi tăng cường).

Chính phủ quốc gia này cũng giảm một nửa thời gian mà những người không tiêm vắc-xin phải cách ly sau khi tiếp xúc gần với một bệnh nhân COVID-19 xuống còn 5 ngày.

Italy đang bước vào một giai đoạn mới của đại dịch COVID-19, khi tỷ lệ tiêm chủng tăng và số ca mắc mới giảm dần.

Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét phương án ứng phó với dịch COVID-19 giống như ứng phó với cúm mùa nhằm đảm bảo hệ thống y tế có thể xử lý ngay cả khi số ca mắc tăng. Điều này cho thấy Hàn Quốc có ý định dần chuyển đổi sang hệ thống phòng dịch thông thường.

Theo Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh của Hàn Quốc (KDCA), số ca bệnh nặng và số ca tử vong do biến thể Omicron gây ra thấp hơn nhiều so với biến thể Delta. Phần lớn các ca nhiễm mới biến thể Omicron không có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ.

KDCA cho biết hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Hàn Quốc hiện nay tập trung điều trị như nhau đối với tất cả các ca bệnh, do vậy việc điều trị sẽ thiếu hiệu quả vì không thể tập trung cho nhóm có nguy cơ cao.


Australia mở cửa biên giới cho du khách nước ngoài từ ngày 21/2 (Ảnh: Reuters)

Số liệu thống kê cho thấy số ca mắc mới ghi nhận theo ngày ở Hàn Quốc hiện đã tăng gấp khoảng 5 lần song số ca bệnh nặng chỉ bằng 25% so với số ca bệnh nặng kỷ lục ghi nhận ngày 29/12/2021.

Số ca bệnh nặng duy trì ở mức khoảng 200 ca trong một tuần trở lại đây. Công suất giường bệnh viện dành cho bệnh nhân COVID-19 thể nặng là khoảng 80% vào tháng 12/2021 và hiện giảm xuống còn khoảng 20%.

Tại Australia, số ca mắc COVID-19 ở Australia hiện đã ở mức gần 2,4 triệu người, chiếm gần 10% dân số cả nước, trong đó có khoảng 2,2 triệu ca mắc chỉ trong vòng 2 tháng qua. Việc biến thể Omicron ít gây chết người hơn so với các biến thể trước đó của virus này và tiến độ thực hiện chương trình tiêm vắc-xin tăng cường đã mang lại sự lạc quan cho người dân nước này với niềm tin rằng đợt bùng phát dịch bệnh mạnh nhất ở Australia có thể đã đạt đỉnh.

Dựa trên tình hình này, từ 21/2 tới, Australia sẽ mở cửa biên giới cho du khách nước ngoài sau 2 năm đóng cửa thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19.

Điều kiện nhập cảnh vào Australia là phải tiêm đủ hai mũi vắc-xin. Giới chức Australia cho biết biến thể Omicron đã xuất hiện tại Australia nên những người tiêm đủ hai mũi vắc-xin cũng không gây ra bất kỳ nguy cơ nào lớn hơn cho những người dân tại nước này.

Những du khách nước ngoài chưa tiêm đủ hai mũi vắc-xin sẽ phải tuân thủ quy định cách ly của từng bang và vùng lãnh thổ.

Tuệ Uyên - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xử lý nghiêm hành vi gây hư hỏng kè Xâm Thị

Để khắc phục tình trạng sạt lở, bảo vệ bờ bãi sông và tuyến đê cấp I hữu Hồng, năm 2012, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng cấp bách tuyến kè Xâm Thị, đoạn thuộc địa bàn xã Hồng Vân (huyện Thường Tín).

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/omicron-co-the-ton-tai-lau-hon-tren-be-mat-do-nhua-va-da-nguoi-189553.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com