Mất tình nghĩa xóm giềng vì 10m2 đất vàng
Mới đây, tòa soạn nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Hường (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) tố giác tội phạm và yêu cầu bảo vệ tài sản, tính mạng của gia đình bà.
Trong đơn, bà Hường cho biết: Gia đình đang sử dụng diện tích đất 8,35 m2 tại địa trên, sau khi Nhà nước đã thu hồi năm 2015, diện tích đất 9,68m2, tổng giá trị bồi thường tại phương án chi tiết bồi thường, theo Quyết định số 3232/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 là 345,9 triệu đồng.
Chiếc cổng sắt được ông Tạo cho người làm sẵn rồi đến lắp vào khu đất hiện đang tranh chấp
Nhằm tạo điều kiện về quyền lợi, hưởng hỗ trợ chính sách nhà tái định cư của gia đình thu hồi đất, ông Tạo đã soạn sẵn bản thỏa thuận có vẽ sơ đồ ông Tạo sử dụng 5,1 m2, tôi sử dụng 3,34 m2. Mục đích của việc ký thỏa thuận, ông Tạo nói chỉ nhằm đáp ứng điều kiện về nhà tái định cư mà không thay thế cam kết trước đó (ông Tạo sử dụng 60% diện tích bằng tiền, gia đình tôi nhận 40% số tiền đền bù và quản lý, sử dụng diện tích đất còn lại là 8,35m2). Chính bởi thế, nên thỏa thuận này khi ký đã không có ghi ngày, tháng, năm, cũng như không có thỏa thuận và chứng kiến ký nhận của các thành viên còn lại của 2 (hai) gia đình.Về nguồn gốc đất này, gia đình bà và gia đình ông Vũ Đình Tạo sử dụng chung diện tích đất 48,23 m2, Nhà nước thu hồi diện tích đất là 39,88m2. Sau đó hai gia đình thỏa thuận gia đình ông Tạo nhận 60% diện tích bằng tiền, gia đình tôi nhận 40% số tiền đền bù và quản lý, sử dụng diện tích đất còn lại là 8,35m2, việc này đã được thể hiện tại Quyết định số 3232/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 của UBND quận Hai Bà Trưng, kèm theo danh sách 11 hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp thu hồi đất.
Khi gia đình bà Hường xây dựng diện còn lại để sử dụng thì ông Tạo đã có đơn kiến nghị đến UBND phường để ngăn cản việc xây dựng. Hòa giải tranh chấp đất tại UBND phường, đã tiến hành soạn Biên bản bàn giao tiền, có nội dung giao tiền 203.806.400 và ông Tạo rút đơn kiến nghị, gia đình tôi trả lại 5,1m2 đất. Tuy nhiên, bà Hường cho rằng Biên bản này không có giá trị, bởi vì gia đình bà không thuộc diện hưởng chính sách nhà tái định cư nên bà đã không ký bàn giao diện tích 5,1 m2 này.
Một số người đã tự ý đến phá dỡ tài sản nhà bà Hường
Cơn ác mộng đã thực sự đến với gia đình bà Hường khi liên tiếp vào các ngày 10 và 11 tháng 8 năm 2020, ông Tạo cùng một số người khác đã đến uy hiếp gia đình bà, chửi bới và đập phá tài sản như phá nền bê tông đã xây, bộ mái hiên, máy rửa xe, tủ tôn, máy nén khí…giá trị thiệt hại khoảng 73 triệu đồng. Không dừng lại, ngày 27/9/2020, ông Tạo tiếp tục dẫn người đến gây gổ tổn thương cho tôi, đồng thời, dựng lên khung nhà bằng sắt trái phép trên đất của gia đình bà Hường. Trong lúc ngăn cản, bà Hường bị chấn thương cổ tay, phải nhập viện chụp phim và điều trị. Gia đình bà Hường cho rằng, tổng số tài sản bị đập phá có trị giá khoảng 73 triệu đồng, chưa kể chi phí khám, chữa bệnh của bà. Cung cấp thêm các video, hình ảnh về vụ việc, bà Hường cho rằng vụ việc đã có đủ căn cứ, dấu hiệu của hành vi phạm tội hủy hoại tài sản của tôi; và có cả cơ sở và dấu hiếu của hành vi phạm tội gây rối trật tự nơi công cộng, do ông Tạo cùng nhóm đối tượng xã hội đã trực tiếp gây ra.
Khu vực đất đang xảy ra tranh chấp
Trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Công an phường Thanh Lương, phóng viên được biết, việc bà Nguyễn Thị Hường phản ánh về việc có người đến đập phá tài sản là đúng. “Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an Phường đã tổ chức lực lượng đến hiện trường, tiến hành ngăn chặn, lập Biên bản, tránh xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự trên địa bàn. Toàn bộ hồ sơ, Biên bản, Công an Phường đã chuyển lên Công an quận Hai Bà Trưng theo đúng quy định pháp luật”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh về vụ việc.
PV - Theo Tuổi trẻ và Pháp luật