Xem nhiều

Trải lòng của người con bị trao nhầm cách đây 42 năm ở Hà Nội

17/07/2018 14:31

Kinhte&Xahoi Là nhân vật chính trong vụ việc trao nhầm con 42 năm, chị Thu Trang cho rằng những đứa trẻ bị trao nhầm cần có thời gian để đón nhận tình cảm từ bố mẹ.

Gần đây, câu chuyện bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm con cho hai gia đình mới được công bố gây xôn xao dư luận.

Cho đến thời điểm hiện tại, gia đình anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, trú thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) và chị Vũ Thị Hương (quê xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, đang sống và làm việc trong nội thành Hà Nội) đã cho hai cháu gặp gỡ nhau, làm quen và nô đùa. Hai gia đình hy vọng các con có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và gia đình mới.

Chị Tạ Thị Thu Trang, người con bị trao nhầm cách đây 42 năm tại nhà hộ sinh quận Ba Đình. (Ảnh KT)

Trước đó, hai năm, câu chuyện tìm con trao nhầm hơn 40 năm của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) cũng từng khiến nhiều người chú ý.

Chị Tạ Thị Thu Trang, nhân vật chính trong câu chuyện trao nhầm con 42 năm hiện đang sống cùng chồng và các con tại Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Chị cho hay, bản thân cũng theo dõi câu chuyện của gia đình tại Ba Vì, được biết gia đình anh Sơn cũng mong được đưa cháu về nhà chăm sóc.

“Tôi cũng là một người con bị trao nhầm, cũng phần nào hiểu được những cảm xúc mà những người làm cha, làm mẹ phải trải qua. Nuôi con suốt 6 năm trời, chị Hương chưa đành lòng trao cháu ngay cũng là lý do chính đáng của mình. Việc chị cho hai cháu qua chơi, làm quen với nhau cũng là một hành động mạnh mẽ rồi”, chị Trang nói.

Việc nói cho các cháu biết sự thật và đón các cháu về nhà luôn sẽ khiến cuộc sống của những đứa trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chị Trang chia sẻ, năm 2016, khi biết tin bố mẹ nuôi dưỡng mình hơn 40 năm không phải bố mẹ ruột của mình chị cảm thấy sốc, tổn thương. Nhưng sau đó, chính người mẹ nuôi đưa kết quả xét nghiệm ADN nên chị Trang đã tin.

Chị cũng cho rằng, việc so sánh hoàn cảnh của chị với vụ việc trao nhầm ở Ba Vì cũng không công bằng cho bọn trẻ. “Thời điểm biết sự thật, tôi cũng hơn 40 tuổi, có gia đình, có sốc, hụt hẫng, mọi thứ xáo trộn hoàn toàn nhưng vẫn có thể cố gắng để cân bằng cuộc sống. Còn những đứa trẻ, chúng mới có 6 tuổi, hoán đổi lại gia đình rất dễ gây tổn thương cho chúng”.

Chị Hương và cháu M. trong quãng thời gian 6 năm cùng sinh sống. (Ảnh KT)

“Tôi cũng nghĩ rằng, không chỉ cha mẹ, con cái mà những người liên quan hãy cẩn thận những trường hợp trao nhầm bởi nó làm cho con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý, đôi khi là thay đổi cả số phận của mỗi người”, chị Trang chia sẻ thêm.

Phải mất một thời gian dài sau đó, chị Trang mới có thể quen được dần với sự thật. Chị vui mừng vì tìm được bố mẹ ruột của mình, bởi chị sẽ có thêm một gia đình mới nhưng không quên đi những người đã có công chăm sóc, nuôi dưỡng.

Về phần bố mẹ ruột của mình, chị Trang cho biết họ đang sinh sống tại TP. Đà Nẵng. Thỉnh thoảng bố mẹ đẻ vẫn ra Hà Nội chơi thăm gia đình chị Trang.

Thời điểm nhận được bố mẹ ruột, chị cùng gia đình đã vào đó ở 1 tuần. Nhiều cảm xúc ở đó, vui buồn lẫn lộn nhưng tất cả là sự quý trọng và yêu thương, chị Trang kể lại.

Bố mẹ đẻ của chị Trang sinh 3 người con, chị là con cả trong gia đình, sau chị có 2 cô em gái. Hiện tại, một cô em gái lấy chồng ở quận Cầu Giấy, một cô em lấy chồng ở quận Thanh Xuân. Sau khi tìm được người thân, thỉnh thoảng họ gặp nhau chuyện trò, hỏi han nhau.

Người con bị trao nhầm với chị Trang (con đẻ của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh) hiện đang sinh sống tại phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Còn về người mẹ nuôi của mình, chị Trang cũng chia sẻ, “Mẹ (bà Mai Hạnh - PV) là một người phụ nữ luôn hy sinh vì con cái. Dù biết tôi không phải con ruột của mẹ nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm, chăm sóc. Đã ngoài 40 tuổi, lấy chồng và có con, mẹ tôi (bà Mai Hạnh – PV) vẫn lo cho tôi và các cháu từ đầu tới cuối”.

Gia đình chị Trang cũng thường xuyên về nhà thăm hỏi bố mẹ nuôi vào dịp nghỉ, những ngày giỗ, gia đình chị có mặt đầy đủ, làm tròn phận con.

Không chỉ vậy, những người anh chị em trong gia đình chị Trang (gia đình bà Mai Hạnh) vẫn luôn đối xử tốt với chị.

Chị Tạ Thị Thu Vân, con bà Mai Hạnh cho biết: “Dù biết Trang không phải em gái ruột của mình nhưng chị em sống với nhau hơn 40 năm, dù việc gì xảy ra thì tình cảm dành cho cô ấy cũng không thay đổi và tôi cũng sẽ không bao giờ đánh đổi cô ấy với bất kỳ điều gì”.

 

 Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com