Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Ghế massage Okia mập mờ nguồn gốc: Cục QLTT kêu khó?

07/01/2019 09:05

Kinhte&Xahoi Trước thông tin ghế massage Okia mập mờ nguồn gốc, xuất xứ, đại diện Cục Quản lý thị trường xác nhận có biết việc này nhưng lại liên tục kêu khó khi kiểm tra và xử lý.

Thương hiệu Malaysia, công nghệ Nhật Bản, sản xuất tại Trung Quốc!?

Vừa qua, chúng tôi đã đăng tải bài viết thông tin về việc nhiều khách hàng phản ánh sản phẩm ghế massage Okia mập mờ nguồn gốc, xuất xứ.

Cụ thể, tại một số điểm bán hàng sản phẩm ghế massage Okia có bày bán nhiều loại sản phẩm ghế massage có giá trị lớn từ 40 đến 250 triệu đồng/1 sản phẩm. Tại đây, các nhân viên bán hàng đều khẳng định sản phẩm ghế massage Okia là hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ Malaysia. Tuy nhiên, khi ngỏ ý muốn được xem các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm thì những nhân viên này từ chối và cho biết chỉ khi mua hàng mới được cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ này.

Sản phẩm ghế massage Okia bị tố mập mờ nguồn gốc, xuất xứ.

 

Bên cạnh đó, theo quan sát bằng mắt thường, tất cả các sản phẩm ghế massage Okia được bày bán đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt mà thay vào đó chỉ có một tem bằng tiếng Anh với những nội dung thông tin sơ sài.

Được biết, sản phẩm ghế massage Okia được phân phối bởi Công ty TNHH Thiết bị chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu.

Tại buổi làm việc với PV, lãnh đạo Công ty Toàn Cầu lại khẳng định: “Tất cả sản phẩm ghế massage Okia được sản xuất và nhập khẩu nguyên chiếc tại Trung Quốc và phát triển theo công nghệ của Malaysia. Bên cạnh đó, trái với những gì PV ghi nhận thì lãnh đạo công ty khẳng định tất cả sản phẩm ghế massage Okia đều được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt đầy đủ. Tuy nhiên, ngay sau buổi làm việc PV đã tiếp tục khảo sát tại một số cơ sở bán hàng của ghế massage Okia và nhận thấy tất cả các sản phẩm vẫn chưa được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Được biết, tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định: "Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Trước những thực trạng đó, nhiều người tiêu dùng thấy hoang mang về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm ghế massage Okia. Liệu người tiêu dùng có đang bị đánh lừa khi bỏ ra một số tiền lớn để nhận về một sản phẩm không rõ nguồn gốc?

Đại diện Cục Quản lý thị trường "kêu khó"

Để làm rõ thông tin về hoạt động kinh doanh sản phẩm ghế massage Okia của Công ty TNHH Thiết bị chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu, PV đã có buổi làm việc với Cục Quản lý thị trường.

Tại đây, ông Trịnh Bá Quang - Trưởng phòng Tổng hợp cho biết, ông được giao nhiệm vụ tiếp nhận và cung cấp thông tin và xác nhận có biết việc này. Thế nhưng, trong buổi làm việc, ông Quang liên tục kêu khó: “Nói thật cái này mình biết, nhưng để xử lý thì khó thật. Các bạn xin số liệu gì thì mình có thể cung cấp, nhưng mấy cái này chẳng có số liệu gì. Bây giờ anh chỉ tiếp nhận thông tin rồi sẽ xác minh sau đó giao cho cấp dưới xử lý”.

Ông Trịnh Bá Quang - đại diện Cục Quản lý thị trường liên tục kêu khó trong việc kiểm tra, xử lý sản phẩm ghế massage.

 

Bên cạnh đó, ông Quang cho hay, mấy việc này trước đây Cục Quản lý thị trường cũng có đi kiểm tra nhưng thấy họ đầy đủ xuất xứ. Khi PV nói sẽ cung cấp thông tin về dấu hiệu vi phạm đã ghi nhận được trước đó cho Cục Quản lý thị trường kiểm tra xử lý, ông Quang lại tiếp tục kêu khó với lý do: “Cái này kiểm tra rất khó, anh em (PV) phải thông cảm. Nó chẳng đề giá, cứ để đấy ai mua thì mua. Về giá cả thì nó có giá niêm yết theo cam kết của doanh nghiệp”. Sau đó, ông Quang cho biết sẽ báo cáo việc này với lãnh đạo và thông tin lại sau.

Như vậy, theo như lời vị đại diện Cục Quản lý thị trường thì không hiểu việc kiểm tra xử lý một sản phẩm có dấu hiệu vi phạm tràn lan trên thị trường khó ở chỗ nào? Liệu Cục Quản lý thị trường đã làm tròn trách nhiệm của mình khi không nắm được thông tin về một sản phẩm với giá trị vô cùng lớn đang được nhiều doanh nghiệp kinh doanh một cách tràn lan? Đề nghị Sở Công thương TP Hà Nội sớm vào cuộc làm rõ trả lại quyền lợi thích đáng cho người tiêu dùng, tránh tạo những tiền lệ xấu!

Người tiêu dùng cần cân nhắc thật kỹ tránh bỏ ra một số tiền lớn để nhận về một sản phẩm kém chất lượng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

 

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa

Từ ngày 15/9/2018, Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Xử lý hành vi vu khống theo Bộ luật Hình sự 2015

Vu khống, được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác...

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng BHXH cho bà. Vậy, thời gian bà nằm viện 4 tháng có được tính là thời gian công tác không?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com