Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Xét xử vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang: Lộ nhiều 'vip' nhờ nâng điểm

15/10/2019 10:14

Kinhte&Xahoi Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai được Phó Chủ tịch tỉnh - ông Trần Đức Quý và bà Triệu Thị Giang (em ruột ông Triệu Tài Vinh) nhờ nâng điểm.

Toàn cảnh phòng xét xử. Ảnh: Nguyễn Hoàn

Nâng điểm 93 thí sinh mà không nhận tiền?

Ngày 14/10, TAND tỉnh Hà Giang xét xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi, xảy ra tại Hội đồng thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh này. Năm bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương, nguyên trưởng và phó trưởng phòng Khảo thí; Triệu Thị Chính và Phạm Văn Khuông, cùng nguyên là Phó giám đốc Sở GD&ĐT; Lê Thị Dung, nguyên Phó đội trưởng thuộc Phòng Bảo vệ Chính trị nội bộ (Công an tỉnh Hà Giang).

Theo ghi nhận của phóng viên, các bị cáo Chính, Khuông, Dung và 86 người liên quan tự di chuyển đến tòa làm thủ tục kiểm tra căn cước. Riêng bị cáo Hoài và Lương được cảnh sát dẫn giải bằng xe chuyên dụng tới tòa. Có 101/176 người liên quan trong vụ án vắng mặt, trong đó có em gái nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh là bà Triệu Thị Giang, Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch Đầu tư và vợ ông Vinh là bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở NN&PTNT.

Bắt đầu phần xét hỏi, bị cáo Vũ Trọng Lương nói bản thân hoàn toàn tự nguyện nâng điểm thi cho các thí sinh, không nhận tiền hoặc lợi ích vật chất nào.

Theo đó, đầu tháng 5/2018, Lương được Nguyễn Thanh Hoài gọi sang phòng làm việc thông báo cần xử lý nâng điểm cho một số trường hợp đặc biệt. Biết phần mềm chấm thi của Bộ GD&ĐT chỉ yêu cầu file Excel nên Lương lập tức đồng ý. Tháng 6/2018, Nguyễn Thanh Hoài 3 lần nhắn tin, gửi e-mail và danh sách qua giấy A4 thông tin 93 thí sinh cần sửa điểm. Ngày 27/6/2018, sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án, Lương tải các đáp án về máy tính để chuyển sang file Excel nhằm thực hiện việc sửa, nâng điểm. Bị cáo Lương khai, trong mỗi danh sách, Nguyễn Thanh Hoài đã tự ghi sẵn họ tên, số CMND, hộ khẩu, bản đăng ký dự thi và điểm thi của các thí sinh.

Bị cáo Lương khai: bị cáo Hoài đề cập nâng điểm cho các thí sinh không thỏa thuận, hứa hẹn gì về vật chất hay lợi ích gì. Lương cũng không yêu cầu hay đưa ra điều kiện gì trước khi nâng điểm. “Bị cáo là cấp dưới, anh Hoài bảo bị cáo làm nên bị cáo đồng ý, tự nguyện làm. Quá trình chấm thi, có 10 cán bộ thuộc Sở GD&ĐT và các cơ quan thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, bị cáo can thiệp, sửa chữa nâng điểm một mình và chỉ mất 2 giây để nâng điểm xong một bài thi trắc nghiệm”, bị cáo Lương khai.

Theo bị cáo Lương, ngoài danh sách Nguyễn Thanh Hoài đưa, Lương còn được bạn bè, người quen nhờ nâng điểm cho 14 thí sinh. Những người này là cán bộ công an tỉnh, cán bộ giáo dục và các ngành khác có quen biết từ trước. Lương cũng tự nâng điểm cho con chú ruột của vợ.

“Sau khi sửa chữa nâng điểm, nghi ngờ bị lộ và có thể sắp bị bắt nên một buổi tối bị cáo tới nhà anh Nguyễn Thanh Hoài. Tại đây, anh Hoài nói lôi Phó giám đốc Sở  là Triệu Thị Chính vào vụ này. Bị cáo có ghi âm cuộc nói chuyện và giấu thẻ nhớ trong con lợn đất tại nhà sau đó gửi mẹ vợ giữ hộ nhằm chứng minh anh Hoài là chủ mưu chứ không phải bị cáo”, Vũ Trọng Lương khai rành rọt trước tòa.

Chủ mưu khai gì?

Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài thừa nhận bản thân là người chủ mưu can thiệp sửa chữa nâng điểm cho các thí sinh ở Hà Giang. Ý định can thiệp nâng điểm khởi nguồn từ việc 5 cán bộ, lãnh đạo thuộc Sở GD&ĐT Hà Giang nhờ bị cáo nâng điểm cho con em họ trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Đáng chú ý, có ông Phạm Văn Khuông (nhờ nâng cho con) và Triệu Thị Chính (đưa danh sách 13 thí sinh) và 3 cán bộ khác cùng cơ quan nhờ nâng điểm cho con em họ.

Nhận được đề nghị, Nguyễn Thanh Hoài trao đổi với cấp dưới là Vũ Trọng Lương. Sau khi bị cáo Lương kiểm tra kỹ và phản hồi có thể can thiệp, sửa bài, nâng điểm, Nguyễn Thanh Hoài 3 lần đưa cho Lương thông tin các thí sinh cần nâng điểm.

Theo lời khai, bị cáo Triệu Thị Chính đã đưa mẩu giấy khổ A4, chữ đánh máy có danh sách kèm theo các thông tin số báo danh, địa điểm thi về 13 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm. Bị cáo Chính nói đây là con em lãnh đạo và đồng nghiệp, anh xem xét nâng điểm môn Văn cho các thí sinh này.

“Bị cáo Chính nói tới thí sinh nào, bị cáo ghi đánh dấu bên lề. Trong đó, có thí sinh M. (con ông Triệu Tài Vinh), có thí sinh là con ông Phạm Văn Khuông (Phó giám đốc Sở). Ngoài ra, thí sinh mang số báo danh 00582, là cháu bị cáo Chính”, bị cáo Hoài khai.

Nguyễn Thanh Hoài thừa nhận, nếu bị cáo Lương không giúp, bị cáo không thể nâng điểm được cho các thí sinh. Vì bị cáo không được tập huấn về kỹ thuật. Ngoài kỹ thuật viên không ai giúp được việc sửa chữa, nâng điểm bài thi. Sở chỉ có hai người là bị cáo Lương và Lê Thị Như Quỳnh là kỹ thuật viên được tập huấn kỹ thuật và trong tổ chấm bài trắc nghiệm.

Hôm nay, HĐXX tiếp tục làm việc.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài được dẫn giải tới tòa. Ảnh: Nguyễn Hoàn

 

Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài nói không thể liệt kê đầy đủ những người nhờ mình nâng điểm cho thí sinh vì quá nhiều. Tuy nhiên, khi HĐXX đã nhắc tới ông Trần Đức Quý - Phó chủ tịch UBND tỉnh và bà Triệu Thị Giang (em ruột ông Triệu Tài Vinh), Nguyễn Thanh Hoài trả lời “đúng”. Bị cáo Hoài nói thêm, con ông Vinh cũng được bị cáo Chính nhờ trước đó, còn ông Quý nhờ nâng điểm cho thí sinh N.
 

 Về mẩu giấy thi mà cảnh sát thu giữ trong vụ án có ghi “lão phật gia nhờ”, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài trả lời, mẩu giấy này không liên quan tới vụ việc gian lận điểm thi xảy ra năm 2018. “Lão phật gia” trong mẩu giấy này là chị Tống Thị B., nguyên Chủ tịch Công đoàn giáo dục Hà Giang, nhờ xem điểm trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trước đó. Căn cứ vào mã số báo danh thí sinh trên mẩu giấy có thể xác định không liên quan tới kỳ thi THPT quốc gia 2018.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu không?

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở Bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể về địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?

Thời gian thử việc có được chi trả trợ cấp thôi việc không?

Thời gian thử việc được tính để chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật trong từng giai đoạn. Phân tích của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định này.

Nguồn: Tiền Phong/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com